hotline

091.789.6633

hotline

Dịch vụ tư vấn môi trường từ A – Z năm 2023

tư vấn môi trường

Tổng hợp từ A đến Z dịch vụ tư vấn môi trường cần thiết cho doanh nghiệp cũ và mới; để tránh VI PHẠM HÀNH CHÍNH trong lĩnh vực môi trường mới nhất.

Công ty bạn mới thành lập, bạn mới đầu tư xây dựng xong nhà xưởng, ngoài các thủ tục giấy tờ về PCCC, công ty bạn còn cần thêm các giấy tờ hồ sơ tư vấn môi trường.

Tùy từng trường hợp riêng biệt mà có những hồ sơ tư vấn môi trường cần chuẩn bị trước khi dự án đi vào hoạt động.

Bạn chắc chắn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng trong giai đoạn này. Điều đó sẽ giúp cho việc sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Tránh đươc những vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ môi trường; tiết kiệm chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc để doanh nghiệp khắc phục sự cố môi trường xảy ra.

Bài viết hướng dẫn được tổng hợp dựa trên các tài liệu sau:

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014.
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP Ngày ngày 13 tháng 5 năm 2019
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Ngày 29 tháng 05 năm 2015
  • Thông tư 36/2015/TT-BTNMT Ngày 30 tháng 06 năm 2015
  • Các nghị định, thông tư khác…
Công việc của nhân viên tư vấn môi trường là gì
Công việc của nhân viên tư vấn môi trường là gì

Các hồ sơ tư vấn môi trường cơ bản Doanh nghiệp cần thực hiện trước và sau khi đi vào hoạt động:

1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động

Trước khi nhập máy móc thiết bị, tùy thuộc vào quy mô, các ngành nghề khác nhau sẽ phải tiến hành thực hiện một trong số các dịch vụ tư vấn môi trường sau:

XEM THÊM GIÁ CÁC MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO CÔNG SUẤT!

Giảm giá!
Original price was: 200.000.000₫.Current price is: 150.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 250.000.000₫.Current price is: 170.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 170.000.000₫.Current price is: 130.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 150.000.000₫.Current price is: 100.000.000₫. Xem thêm

1.1 Dịch vụ tư vấn môi trường: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

+ Áp dụng đối với các dự án của các doanh nghiệp, cơ sở có quy mô sản xuất lớn được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 40/2019/NĐ-CP

+ Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường;

Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:

  • Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
  • Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  • Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

>> Xem thêm chi tiết tại bài viết hướng dẫn Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để nắm được các quy định, nội dung chính.

1.2 Dịch vụ tư vấn môi trường: Lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường khi nào?

• Cho các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô nhỏ không nằm trong đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II mục 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

• Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải với quy mô như sau:

  • Lượng nước thải từ 20-500 m3/ngày
  • Chất thải rắn từ 01-10 tấn/ngày
  • Khí thải từ 5000-20000 m3/h

Đều phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

>> Xem thêm chi tiết tại bài viết hướng dẫn Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để nắm được các quy định, nội dung chính

2. Đối với các cơ sở sản xuất, nhà máy, dịch vụ đã đi vào hoạt động, vận hành dự án

Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, nhà máy, dịch vụ chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ trên (Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Đánh giá tác động môi trường) thì phải tiến hành thực hiện lập “Đề án bảo vệ môi trường”. Có 2 loại:

2.1 Dịch vụ tư vấn môi trường: Đề án bảo vệ môi trường chi tiết

• Cho các cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

• Cho các cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, hoặc thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;

– Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

– Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

Các trường hợp trên phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

2.2. Dịch vụ tư vấn môi trường: Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Các cơ sở sau thì phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

• Cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.

• Cơ sở đã cải tạo, mở rộng, nâng công suất thuộc đối tượng phải lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung; hoặc thuộc đối tượng phải lập lại bản kế hoạch bảo vệ môi trường (theo quy định tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP) nhưng không có một trong các giấy tờ sau:

– Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;

– Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;

– Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

– Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

– Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;

– Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Các hồ sơ tư vấn môi trường khác

Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã đi vào hoạt động; và đã thực hiện các hồ sơ tư vấn môi trường ban đầu; thì tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mà cần thiết; hoặc không cần thiết thực hiện tiếp tục các hồ sơ sau:

3.1 Báo cáo giám sát môi trường định kỳ – Báo cáo kết quả quan trắc môi trường

Đi kèm với 01 trong 03 hồ sơ tư vấn môi trường trên; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động bắt buộc phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

Doanh nghiệp có thể tham khảo lựa chọn các đơn vị có đủ năng lực pháp lý và năng lực thực hiện để tiến hành quan trắc môi trường cho nhà máy.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 02 lần/năm; nộp cho cơ quan quản lý trước ngày 15/01 và ngày 15/07 hàng năm.
Đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường; và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm; phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

>> Để hoàn thiện hồ sơ tư vấn môi trường xem ngay Báo cáo giám sát môi trường định kỳ để nhận được ưu đãi về giá quan trắc trong năm 2021

3.2 Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại

(Căn cứ Nghị Định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/6/2015; được hướng dẫn bởi Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực 1/9/2015)

Các đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại Điều 12 Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT;

3.3 Xin giấy phép khai thác nước ngầm

Trong trường hợp các đơn vị nằm trong khu vực được cho phép khai thác nước (giếng khoan); nước mặt (sông, suối, hồ…); đối với trường hợp khai thác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh;

Khi sử dụng nước ngầm phải được các cơ quan nhà nước chấp thuận giấy phép khai thác.

3.4 Hồ sơ tư vấn môi trường xin phép xả thải vào nguồn tiếp nhận đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả nước thải vào môi trường;

Hồ sơ xin giấy phép xả nước thải ra môi trường được thực hiện khi các đơn vị thực hiện việc xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt, sản xuất (tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh) đảm bảo nước thải ra đạt theo các quy chuẩn hiện hành.

>> Xem ngay bài viết Xử lý nước thải để nắm được các quy trình xử lý chính hoặc gọi ngay số 091.789.6633 để được tư vấn

3.5 Lập báo cáo hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường sau khi hoàn thành các hạng mục đã cam kết trong các thủ tục môi trường trên khi dự án đi vào hoạt động.

nhân viên tư vấn môi trường lấy mẫu quan trắc
nhân viên tư vấn môi trường lấy mẫu quan trắc

Các công tác Tư vấn môi trường nhất định phải làm để thực hiện được báo cáo hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường đã cam kết được quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoặc trong kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Xử lý nước thải sinh hoạt (chắc chắn có)
  • Xử lý nước thải công nghiệp (nếu có); Đối với mỗi ngành sản xuất riêng sẽ phát sinh loại nước thải nhất định. Ví dụ ngành giấy thì phát sinh nước thải giấy có pH cao; ngành xi mạ phát sinh nước thải có độ pH thấp và chứa nhiều kim loại nặng…
  • Xử lý khí thải (nếu có); sự phát sinh khí thải có thể từ các quá trình sơn, các bể axit, bể mạ, quá trình đốt…
  • Các hồ sơ quan trắc môi trường; thu gom chất thải sinh hoạt; sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; hợp đồng thu gom chất thải nguy hại…

Việc không thực hiện hoặc không chấp hành đầy đủ các quy định về môi trường; không thực hiện lập đầy đủ các hồ sơ môi trường, thủ tục môi trường; các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường; tùy theo mức độ và quy mô mà mỗi đơn vị có thể bị phạt; thu hồi giấy phép hoặc đóng cửa…

Các đơn vị nên tìm hiểu các quy định trong nghị định để kịp thời chuẩn bị giấy tờ.

4. Dịch vụ tư vấn môi trường của CCEP

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các hồ sơ tư vấn môi trường cần thiết. Trong quá trình lập hồ sơ; nếu có những vướng mắc hay cần được tư vấn; Anh/Chị hãy liên hệ tới Công ty Môi trường CCEP; chúng tôi sẽ hướng dẫn từng trường hợp cụ thể và có lợi nhất cho Doanh nghiệp.

Tìm hiểu về chúng tôi

  • Website: Công ty Môi trường CCEP
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
  • Hotline: 091.789.6633
  • Email: ccep.vn@gmail.com
  • Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
  • VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status