Quy trình hàn bồn nhựa PP và PVC?
- Chuẩn bị bề mặt: Trước khi hàn, bề mặt của các phần cần hàn phải được làm sạch và làm phẳng để đảm bảo mối hàn chắc chắn.
- Thiết kế bản vẽ chi tiết các cấu kiện hàn: Bản vẽ thiết kế sơ bộ được khách hàng cung cấp, sau đó CCEP sẽ triển khai ra thành bản vẽ thiết kế chi tiết. Triển khai ra dạng 3D để check lại hình dạng, cấu tạo của bồn nhựa PP theo yêu cầu của khách hàng.
- Cắt các cấu kiện hàn: Sử dụng máy CNC với độ chính xác cao để cắt các chi tiết hàn
- Lựa chọn phương pháp hàn: Có nhiều phương pháp hàn nhựa PP như hàn nhiệt, hàn nóng chảy, hàn ép và hàn bằng tia laser. Phương pháp hàn được chọn tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và ứng dụng cụ thể.
- Thực hiện hàn: Kỹ thuật viên tiến hành hàn các phần của bồn nhựa PP theo quy trình đã định. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo mối hàn đều và không có khuyết tật.
- Kiểm tra chất lượng: Sau khi hàn, mối hàn phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lỗ hổng, nứt vỡ hoặc các lỗi khác. Quá trình kiểm tra có thể bao gồm thử nghiệm áp suất và kiểm tra bằng mắt.
Ứng dụng của bồn nhựa PP
Bồn nhựa PP có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như sau:
Trong ngành xi mạ
Có thể sử dụng bồn nhựa PP để làm bồn chứa dung dịch mạ, do tính chất trơ về mặt hóa học, nên nhựa PP thường được ứng dụng để sản xuất các bồn chứa hóa chất.
Trong ngành xử lý khí thải, xử lý nước thải
Sử dụng bồn nhựa PP chế tạo vỏ thiết bị xử lý nước thải, khí thải như: Máng đo lưu lượng V-notch, Máy tách dầu mỡ, Vỏ module xử lý nước thải, tháp xử lý khí thải, bồn chứa hóa chất….
Trong phòng thí nghiệm
Sử dụng nhựa PP chế tạo các tủ hút hóa chất, tủ thí nghiệm là nơi tiếp xúc nhiều với các hóa chất ăn mòn như hơi axit…
Trong công nghiệp
Sử dụng bồn nhựa PP để chứa các sản phẩm sau quá trình mạ…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.