hotline

091.789.6633

hotline

Quy trình lập giấy phép xả thải năm 2023

giấy phép xả thải

Trong bài viết này, Công ty Môi trường CCEP sẽ hướng dẫn cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến giấy phép xả thải và các bước thực hiện từ A–>Z.

Chúng ta cùng tìm hiểu quy trình làm giấy phép xả thải nhé!

1. Đối tượng như thế nào thì phải làm lập giấy phép xả thải:

Cập nhập: giấy phép xả thải đã bị loại bỏ và tích hợp vào trong Giấy phép môi trường

Toàn bộ các đơn vị hết hạn giấy phép xả thải đều phải chuyển sang làm Giấy phép môi trường.

Để tìm hiểu về quy trình làm giấy phép môi trường có thể tham khảo thêm bài viết: Quy trình làm giấy phép môi trường

Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;… đều phải lập giấy phép xả thải.

>> Xem thêm: Xử lý nước thải công nghiệp

2. Trường hợp nào phải xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước?

Tại điều 37 Luật Tài Nguyên Nước số 17/2012/QH13 quy định:

“Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.”

Cụ thể, các trường hợp không phải lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:

  • Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
  • Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm; và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
  • Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (không thuộc trường hợp trên) vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung; mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
  • Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.

3. Văn bản pháp luật quy định:

  • Luật Tài nguyên nước được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998.
  • Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
  • Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
  • Căn cứ Nghị định 34/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
  • Căn cứ thông tin 05/2005/TT-BTNMT hướng dẫn thi hành nghị định 34/2005/NĐ-CP.

4. Cơ quan thẩm quyền phê duyệt giấy phép xả thải sẽ dựa theo lưu lượng nước khai thác xả thải/ngày.đêm:

  • Đối với lưu lượng Xả thải từ 10-20 m3/ngày đêm; sẽ do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận (huyện) cấp phép.
  • Đối với lưu lượng Xả thải từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3/ngày đêm; sẽ do sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
  • Đối với lưu lượng Xả thải từ 5000 m3/ngày đêm trở lên; sẽ do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép.

Tuy nhiên, giấy phép xả thải có thời gian nhất định. Vì thế quý khách hàng có thể gia hạn giấy phép xả thải trước 3 tháng sau khi thời gian xả thải kết thúc.

Để tìm hiểu chi tiết, quý khách hàng có thể tìm hiểu trong nghị định 149/2004/NĐ-CP và thông tư số 02/2005/TT-BTNMT hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn miễn phí.

5. Thủ tục – Các bước thực hiện chi tiết

Dưới đây là các hướng dẫn cần thiết được Môi Trường CCEP trích lược; nhằm hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp nắm được các hồ sơ, thủ tục chuẩn bị để xin giấy phép đúng, đủ theo quy định. Đồng thời đưa ra các bước chính để tiến hành lập giấy phép xả thải cho đơn vị.

5.1 Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép;

2. Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước.

3. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải.

>> Xem ngay: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt luôn đạt QCVN

4 – Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.

Lưu ý: Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước; thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

(*) Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

5.2 Các bước thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

– Thời gian thực hiện: 10 ngày (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung)

– Hồ sơ thủ tục:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 02 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ; cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định; thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ. Trong đó nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.

Bước 2: Thẩm định đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị xin cấp phép xả thải

– Thời gian thực hiện: 30 ngày (không tính thời gian chỉnh sửa, bổ sung)

– Hồ sơ thủ tục:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ; đồng thời thông báo lý do không cấp phép cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép;

– Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo

Thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo.

Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo.

Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;

Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo; cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép; nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại; sau đó trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.

Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ lập giấy phép xả thải

– Thời gian thực hiện: 5 ngày

– Hồ sơ thủ tục:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép xả thải.

Trên đây; Công ty Môi trường CCEP đã hướng dẫn các bước thực hiện lập giấy phép xả thải vào nguồn nước; và các đối tượng cần phải thực hiện. Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ trọn gói từ a – z công việc lập giấy phép xả thải vào nguồn nước; bao gồm cả việc thi công lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải cho các đơn vị.

>> Liên hệ ngay 091.789.6633 để được báo giá chi tiết cũng như TƯ VẤN HỖ TRỢ MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI.

Trân trọng cảm ơn!

> Xem ngay Toàn bộ các hồ sơ Tư vấn môi trường cần phải có để HOÀN THIỆN các thủ tục tránh bị phạt đến tiền Tỷ

Công ty môi trường CCEP

Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/

Hotline: 091.789.6633

Email: ccep.vn@gmail.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status