Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt là gì? Như thế nào mới đạt chuẩn QCVN? Cùng CCEP tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Để đảm bảo nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn an toàn của QCVN thì nước xả thải sau khi thu gom sẽ thông qua quy trình xử lý để giúp nước trở về mức an toàn theo quy định.
Vậy quy trình xử lý nước thải sinh hoạt sẽ hông qua bao nhiêu bước? Và quá trình thi công có lâu không, giá bao nhiêu? CCEP sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn ngay trong bài viết này nhé.
Nước thải sinh hoạt là gì?
Trước khi đi đến vấn đề chính, chúng ta cùng tìm hiểu so qua nước thải sinh hoạt là gì và vì sao chúng ta cần phải xử lý nước thải sinh hoạt.
Nước hải sinh hoạt (Domestic Wastewater), là nước đã qua sử dụng trong quá trình sinh hoạt, sản xuất đến từ hộ gia đình, khu đô thị, khu công nghiệp, nông nghiệp,..
Hầu hết các nước thải sinh hoạt đều có màu xám và đen, có mùi hôi thối, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị và là nơi có mầm bệnh nguy hại.
Chính vì lẽ đó mà nước thải sinh hoạt cần được thu gom và xử lý triệt để.
Catalogue Module xử lý nước thải sinh hoạt của CCEP
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Một hệ thống xử lý của bất cứ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt theo phương pháp đều diễn ra theo các công đoạn cơ bản sau:
Theo sơ đồ trên chúng ta sẽ có 8 bước thực hiện xử lý nước thải sinh hoạt như sau:
Bước 1: Tách dầu mỡ và chất thải rắn
Nước thải sinh hoạt từ các nguồn sẽ được đặt song chắn rác và bể tách dầu mỡ để loại bỏ dầu mỡ và các rác thải rắn có kích thước lớn. Bước này rất quan trọng vì sẽ giúp các bước tiếp theo thực hiện dễ dàng và hiệu suất hơn.
Thông thường bước này sẽ được diễn ra tại công đoạn thu gom nước thải
Bước 2: Bể điều hòa
Nước sau khi tách mỡ và cặn sẽ được bơm vào bể điều hòa và sục khí liên tục để ngăn chặn tình trạng lắng cặn và sinh mùi. Bên cạnh đó bể điều hòa còn giúp điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, đảm bảo những quá trình tiếp theo sẽ hoạt động ổn định.
Bước 3: Bể Selector
Nước sau khi xử lý tại bước 2 sẽ được bơm qua bể Selector (thiếu khí). Bể này sẽ được trang bị các thiết bị đảo trộn, cộng với dòng vi sinh thiếu khí giúp chuyển hóa NO3- thành Nito không khí,.. đồng thời BOD trong nước thải cũng được giảm theo.
Bước 4: Bể hiếu khí SBR
Có 3 chu trình được tích hợp trong cùng 1 bể xử lý SBR:
1. Pha phản ứng hiếu khí: Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 – 4 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH4+ sang N-NO2- và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3-.
2. Pha phản ứng thiếu khí: Diễn ra đảo trộn thiếu khí, tạo sự xáo trộn hỗn hợp nước thải – bùn hoạt tính. Trong pha xử lý thiếu khí diễn ra quá trình chuyển hóa N-NO3- phát sinh trong pha hiếu khí thành N2.
3. Pha lắng: Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, sự phân tách pha giữa nước thải – bùn hoạt tính diễn ra nhờ trọng lục. Thời gian lắng thường kết thúc sớm hơn 2 giờ. 1 phần của quá trình khử Nitrat cũng xảy ra trong giai đoạn này.
Trong bể SBR xảy ra quá trình loại bỏ chất hữu cơ (BOD5, COD) bởi các chủng vi sinh vật hiếu khí và quá trình nitrat hóa ammoniac bởi 02 chủng vi sinh vật chính là Nitrosomonas và Nitrobacter theo các phương trình phản ứng sau:
BOD (COD) + O2—-Vi khuẩn tự dưỡng——-→ Sinh khối + CO2 + H2O
N–NH3+ + O2—NitroS, NitroB —→ Sinh khối + NO2 – + NO3 – + H2O
➢ Bể Selector được thêm vào để tăng hiệu quả xử lý của bể SBR tới mức tối ưu nhất. Nước thải trong pha phản ứng hiếu khí liên tục được tuần hoàn từ bể SBR về bể Selector.
Quá trình khử nitrate hóa sinh học bởi vi sinh vật khử nitrate hóa theo phương trình phản ứng:
𝑁𝑂3− ⟶ 𝑁𝑂2− ⟶ 𝑁2
d) Nước thải từ sau quá trình lắng của bể SBR được dẫn sang bể khử trùng để chuẩn bị cho quá trình loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh.
Bước 5: Bể tách bùn
SAu khi bùn được lắng xuống tại bước 6, bể tách bùn có nhiệm vụ giữ lại các chất cặn bã, bùn và cát
Bước 6: Khử trùng
Nước thải sau quá trình xử lý trên sẽ được khử trùng trước khi tái sử dụng với từng mục đích khác nhau.
Quy chuẩn nước thải sinh hoạt
Nhìn chung quy trình xử lý nước thải sinh hoạt có thể khác nhau tại một số bước nhưng tất cả đều phải đưa nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn xử lý nước thải của bộ. Cụ thể, nước cần đáp ứng QCVN 14:2008/BTNMT.
Trong đó:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).
Liên hệ thi công xử lý nước thải sinh hoạt
Công ty CCEP là đơn vị môi trường đã có rất nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, thy công xử lý nước thải sinh hoạt cho nhiều khu đô thị, chung cư, khu công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn TP. Hà Nội cùng với các khu vực lân cận.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn vật liệu, thi công lắp đặt xử lý nước thải sinh hoạt, có thể liên hệ đến CCEP để được tư vấn chi tiết, giá thành hấp dẫn, chất lượng thi công tuyệt mỹ.
Tìm hiểu về chúng tôi
- Website: Công ty Môi trường CCEP
- Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
- Hotline: 091.789.6633
- Email: ccep.vn@gmail.com
- Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
- VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Pingback: Hồ sơ ĐTM là hồ sơ gì ? Hồ sơ ĐTM gồm những nội dung gì ? – XỬ LÝ NƯỚC ETECO