hotline

091.789.6633

hotline

Xử lý nước thải theo quy trình công nghệ tối ưu

Hệ thống xử lý nước thải luôn đạt QCVN

Xử lý nước thải là gì? CCEP giới thiệu tổng quan nhất về các quy trình công nghệ các hệ thống xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp. Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.

Việc xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là điều bắt buộc khi nhà máy đi vào hoạt động. Lựa chọn phương án xử lý, nhà thầu xử lý luôn là điều khiến đa phần các chủ đầu tư quan tâm

Khi xả nước thải không đạt chuẩn ra ngoài môi trường có doanh nghiệp bị dừng hoạt động và bị phạt lên đến 2 tỷ đồng. Mọi kế hoạch kinh doanh sẽ bị ngưng trệ, hàng hóa không được sản xuất, chủ đầu tư đối diện với nguy cơ phải tạm dừng hoặc đóng cửa nhà máy.

Thật may là bây giờ đã có giải pháp tối ưu và tiết kiệm nhất cho bạn. Hãy nghiên cứu bài viết sau để lựa chọn các phương án xử lý phù hợp nhất. Trong trường hợp cần tư vấn chuyên sâu liên hệ ngay Mr. Minh 091.789.6633 để được giải đáp

Tổng quan về xử lý nước thải tại các nhà máy

Nội dung bài viết

Khi đi đến các nhà máy chúng tôi nhận thấy rằng: mặc dù đã đầu tư hệ thống xử lý với quy mô đáp ứng đủ nhu cầu của nhà máy, số tiền đầu tư hệ thống tương đối lớn tuy nhiên lợi ích mang lại từ hệ thống cho nhà máy và cho môi trường không tương xứng như kỳ vọng. Tại sao lại vậy?
Tại sao đầu tư hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng mà không góp ích gì được cho tương lai, không mang lại sự yên tâm để phát triển bền vững trong kinh doanh?

  • Mấu chốt để giải quyết vấn đề là gì?
  • Làm thế nào để giải quyết được vấn đề xử lý được triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải?
  • Cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn?
  • Những lưu ý gì cần phải được quan tâm khi đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho tốt.

Cần phải làm gì để 10 năm, 20 năm nữa khi thế hệ con cháu chúng ta trưởng thành, chúng ta có thể tự hào:

“Bố (mẹ) đã xử lý nước thải triệt để để góp phần gìn giữ môi trường cho thế hệ bọn con có nguồn nước sạch, có đất, có không khí trong lành để sống”.

Module xử lý nước thải sinh hoạt đặt nổi

>> Có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý hoặc tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo)

Các dự án xử lý nước thải sinh hoạt CCEP đã thực hiện

Module xử lý nước thải sinh hoạt khu du lịch Tràng An 30m3

Công ty Môi trường CCEP tư vấn, thi công lắp đặt Module xử lý nước...

Ưu và nhược điểm của xử lý nước thải chi phí thấp mà bạn nên biết

Mỗi hộ gia đình, công ty hay doanh nghiệp lớn đều cần đến hệ thống...

Xử lý nước thải sinh hoạt Công ty Fancy

Công ty Môi trường CCEP tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý...

Xử lý nước thải sinh hoạt 30m3 – Công ty Nhựa Minh Phú

Công ty Môi trường CCEP tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống xử lý...

Hệ thống xử lý nước thải – Công ty TNHH Crucial TEC

Công ty CCEP khôi phục, bảo trì, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ hệ thống...

Xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy Bình Điền – Ninh Bình

Công ty Môi trường CCEP tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý...

Xử lý nước thải Nhà máy Honda Lock Việt Nam

Công ty Môi trường CCEP tư vấn, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý...

Xử lý nước thải 15m3 – Showrom Honda Ninh Bình

Công ty CCEP xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải 15m3 tại...

Xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10m3 – Công ty Hiệp Hòa

CCEP thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công...

Xử lý nước thải sinh hoạt 10m3 – Bắc Giang

Trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10m3/ngày được Công ty Môi trường...

Các đối tượng cần xây dựng hệ thống xử lý:

– Các nhà máy xí nghiệp, xưởng sản xuất

– Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh không nằm trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải bắt buộc phải xử lý nước thải đạt mức cao nhất là cột A QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn xử lý nước thải công nghiệp.

– Cơ sở y tế, phòng khám đa khoa, nơi xét nghiệm, bệnh viện đều phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn nước thải y tế

– Các cơ sở chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt như: nhà hàng, khách sạn tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại… đều phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt.

Hồ sơ chào giá và thiết kế hệ thống bao gồm các thành phần sau:

– Thuyết minh sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải

  • + Phần thuyết minh công nghệ sẽ bao gồm sơ lược về tình hình xả thải của đơn vị, đặc trưng nước thải, có thể bao gồm tính toán lưu lượng xả thải.
  • + Trong đó đặc biệt nêu rõ sơ đồ công nghệ áp dụng trong hệ thống và thuyết minh chi tiết lưu trình của công nghệ này.
  • + Sơ bộ liệt kê các chi tiết cấu tạo của hệ thống bao gồm: phần xây dựng, danh mục thiết bị.
  • + Chế độ điều khiển và vận hành
  • + Có thể bao gồm sơ bộ tính toán chi phí vận hành sau này.

– Bản vẽ thiết kế cơ sở:

Tùy đơn vị nhà thầu mà hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở sẽ bao gồm các bản vẽ khác nhau. Tuy nhiên có 2 bản vẽ nhất định phải có trong danh mục các bản vẽ bao gồm:

  • + Bản vẽ sơ đồ khối và sơ đồ công nghệ
  • + Bản vẽ mặt bằng xây dựng và bố trí thiết bị

Ngoài ra có thể có thêm các bản vẽ:

  • + Bản vẽ bố trí thiết bị trong hệ thống
  • + Mặt cắt các khối bể điển hình: định vị cao độ hệ thống
  • + Bản vẽ xây dựng: để triển khai phần xây dựng trong trường hợp chủ đầu tư thuê đơn vị khác xây dựng

– Bản báo giá hệ thống xử lý nước thải

  • + Thời gian thi công hệ thống
  • + Liệt kê chi tiết về công suất, tính lưu lượng xử lý, điện áp, xuất xứ, số lượng thiết bị được sử dụng trong hệ thống
  • + Chi tiết về vật liệu chế tạo đối với các vật tư phụ trong hệ thống
  • + Chi phí nhân công lắp đặt, vận hành chạy thử…
  • + Giá thành của toàn bộ các thiết bị riêng lẻ và tổng hợp toàn hệ thống.

Các hồ sơ kèm thêm khi tiến hành ký hợp đồng triển khai dự án có thể có như (tùy thuộc vào tính chất dự án và từng chủ đầu tư khác nhau):

  • + Chi tiết tiến độ toàn dự án
  • + Hồ sơ năng lực của nhà thầu
  • + Bảng trình duyệt vật tư
  • + Danh sách cán bộ và công nhân tham gia gói thầu
  • + Catalogue, CO, CQ của thiết bị

Để nhận được một báo giá xử lý nước thải phù hợp và giá thành hợp lý nhất cần lưu ý:

  • – Xác định rõ thành phần nước thải phát sinh: có các yếu tố ô nhiễm nào…
  • – Yêu cầu chất lượng nước ra sau xử lý phù hợp hồ sơ môi trường.
  • – Tính toán công suất phù hợp nhất cho lượng nước thải phát sinh của nhà máy: Chính xác nhất thì dựa vào chỉ số nước sạch hàng tháng, hoặc số lượng công nhân hoạt động trong nhà máy.
  • – Lựa chọn nhà thầu xử lý nước thải hợp lý
  • – Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đúng đắn nhất.
  • – Lựa chọn chủng loại thiết bị: Trung bình và chất lượng ổn là hàng Đài Loan, đắt và chất lượng tốt là hàng G7, Giá rẻ nhất là hàng Trung Quốc hoặc Liên doanh.

Phân loại phương pháp xử lý nước thải tại các nhà máy.

Nước thải phát sinh từ các hoạt động của nhà máy xí nghiệp bao gồm các loại sau:

Xử lý nước thải từ các hoạt động sản xuấtNước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân
✅ Nước thải mực in✅ Nước thải từ khu vực nhà bếp, nấu ăn
✅ Nước thải mạ Crom✅ Nước thải từ các hoạt động tắm rửa
✅ Nước thải sơn✅ Nước thải giặt là
✅ Nước thải rửa xe✅ Nước thải từ các hoạt động vệ sinh: WC, Lavabo
✅ Nước thải từ các hoạt động mài cắt

I. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Nước thải phát sinh từ các quá trình sản xuất rất đa dạng. Sự khác nhau về tính chất nước thải phụ thuộc rất nhiều về quy trình sản xuất, các công đoạn phát sinh nước thải.

Nước thải sản xuất được chia ra thành theo một vài tính chất sau:

  • Nước thải phát sinh các chất ô nhiễm có tính chất vô cơ như: các quá trình xử lý bề mặt kim loại như:
    • Nước thải mài, làm sạch bề mặt thép, nhôm
    • Nước thải mạ Crom, Niken, Đồng, Vàng…
    • Nước thải có tính axit: ắc quy, tẩy bề mặt
  • Nước thải phát sinh các chất ô nhiễm có tính chất hữu cơ:
    • Nước thải sản xuất dược phẩm
    • Nước thải sơn
    • Nước thải sản xuất găng tay cao su, bao cao su
    • Nước thải dệt nhuộm
    • Nước thải rỉ rác
    • Nước thải chăn nuôi

Đối với mỗi loại nước thải sẽ có một cách xử lý khác nhau.

xử lý nước thải nhôm
Xử lý nước thải nhôm

Chi tiết về công nghệ áp dụng để xử lý nước thải sản xuất này sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết: Xử lý nước thải công nghiệp

Lưu ý khi lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sản xuất

  • Lựa chọn phương án công nghệ: điều này tuỳ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xử lý nước thải ==> dẫn đến điều quan trọng là lựa chọn được nhà thầu đủ uy tín và kinh nghiệm để có thể đưa ra công nghệ phù hợp và tối ưu nhất để xử lý nguồn nước thải của nhà máy.
  • Lựa chọn thiết bị trong hệ thống: Đối với từng loại nước thải thì đặc trưng sẽ khác nhau:
    • Nước thải làm sạch bề mặt kim loại, nước thải xi mạ thì có tính axit ăn mòn cao. Do đó việc lựa chọn các thiết bị bơm, cấu tạo bể chứa là đặc biệt quan trọng
    • Nước thải từ các hoạt động cắt mài gạch men, có chứa các hạt rắn nhỏ có tính ăn mòn
  • Để tiết kiệm được chi phí vận hành hệ thống phải lựa chọn được công nghệ và thiết bị phù hợp như”
    • Sử dụng máy ép bùn để giảm thiểu khối lượng và thể tích bùn thải nhằm giảm thiểu chi phí thu gom chất thải nguy hại
      máy ép bùn khung bản Việt Nam
      Máy ép bùn khung bản Việt Nam
    • Lựa chọn các hoá chất xử lý nước phù hợp để giảm thiểu chi phí hoá chất…

Xem thêm về cách thức triển khai một hệ thống xử lý nước thải trong video sau:

II. Đối với nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của công nhân viên

Thành phần đầu vào của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt tại nhà máy phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân. Nước thải sinh hoạt bao gồm: nước thải tắm rửa, vệ sinh và nước thải từ khu nhà bếp của nhà máy.

Chi tiết về công nghệ áp dụng để xử lý nước thải sinh hoạt này sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết: Xử lý nước thải sinh hoạt

>>> Có nhu cầu xây dựng hệ thống hoặc tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo)

Mỗi nguồn nước thải có những đặc trưng riêng, từ đó có thể phân loại để xử lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định của nhà nước và pháp luật:

– Nước thải từ khu vệ sinh hay còn được gọi là nước đen.

Nước đen chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N và P cao.

Nước thải khu vệ sinh thường được thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp với các quá trình sinh học phía sau.

– Nước thải từ khu tắm giặt hay còn được gọi là nước xám.

Nước xám chứa thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể, do đó không cần xử lý sơ bộ mà đưa trực tiếp vào hệ thống xử lý phía sau.

– Nước thải nhà bếp

Đặc trưng của nước thải nhà bếp là chứa thành phần hàm lượng dầu mỡ rất cao, lượng cặn, rác lớn.. Lượng dầu mỡ này có thể ảnh hưởng đến các quá trình xử lý đằng sau nên nước thải khu nhà bếp cần phải được xử lý sơ bộ tách dầu mỡ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

>> Xem ngay sản phẩm Máy tách dầu mỡ để sử dụng nhằm loại bỏ các nguy cơ tắc đường ống thoát nước

Máy tách mỡ tự động CCEP-100
Máy tách mỡ tự động CCEP-100

I. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có lưu lượng dưới 60m3/ngày.đêm

Do đặc trưng lưu lượng nước thải bé, đã đạt tới giới hạn lựa chọn các thiết bị bơm và máy thổi khí trong hệ thống, do đó trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt này phương pháp xử lý sinh học thiếu khí – hiếu khí AO không được ưu tiên lựa chọn do một vài các lý do sau:

  • 1. Số lượng thiết bị rất nhiều

Vẫn phải đảm bảo đủ các thiết bị: Bơm nước thải bể điều hòa, bơm tuần hoàn, bơm bùn bể lắng, bơm nước sạch, máy thổi khí, máy khuấy bể thiếu khí => Nguy cơ hỏng hóc các thiết bị sẽ nhiều hơn, và hệ thống điện điều khiển hệ thống xử lý nước thải sẽ phải phức tạp hơn, đồng thời tăng chi phí điện vận hành hệ thống.

  • 2. Phần xây dựng bể xử lý nước thải sẽ phải lớn

Do không thể xây bể quá nhỏ để phù hợp với công suất (thuận lợi cho thợ xây), và việc chia quá nhiều ngăn bể sẽ dẫn đến tăng giá trị đầu tư ban đầu.

  • 3. Nhân viên vận hành hệ thống phải có chuyên môn.
  • 4. Việc duy trì hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải tương đối khó

=> Khả năng xử lý Amoni trong nước thải rất thấp. Các hệ thống nước thải sinh hoạt công suất dưới 60m3 thường bị vượt chỉ tiêu Tổng nito và Amoni do không duy trì được pha thiếu khí trong bể thiếu khí.

>>> Trong trường hợp bị vượt Amoni và các chỉ tiêu Nito liên hệ Mr. Minh – 091.789.6633 để được tư vấn

Kết luận

Do đó đối với hệ thống nhỏ hơn 60m3, CCEP sử dụng SBR với các ưu điểm sau:

  • Số lượng ngăn bể nhỏ, không cần bể lắng.
  • Số lượng thiết bị rất ít – Chỉ có 03 động cơ điện
  • Hệ thống xử lý nước thải hoạt động hoàn toàn tự động theo chương trình. Tủ điện được lập trình sẵn trên tủ điện điều khiển có PLC. Dẫn đến hoạt động chính xác và hiệu quả
  • Không phải tuần hoàn bùn do lượng bùn được giữ lại hoàn toàn trong bể. Làm cho hiệu suất xử lý cao hơn nhiều phương án AO.
  • Pha thiếu khí được tích hợp trong một giai đoạn xử lý của bể. ==> Hiệu suất xử lý amoi và nito trong nước thải cao hơn rất nhiều
  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn rất nhiều so với các phương án khác
Xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp
Xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Các công trình đã thực hiện:

  • Hệ thống 10m3 nhà xưởng công ty TNHH Công nghiệp EXWIN – KCN Quang Châu – Bắc Giang (Trung Quốc)
  • Hệ thống 15m3 nhà xường Công ty ASIA – KCN Bình Xuyên II – Vĩnh Phúc (Hàn Quốc)
  • Hệ thống 15m3 Công ty TNHH PNP Vina – KCN Quế Võ III – Bắc Ninh (Hàn Quốc)
  • Hệ thống 15m3 Công ty TNHH Final Vina – KCN Bình Xuyên II – VĨnh Phúc (Hàn Quốc)
  • Hệ thống 15m3 Showrom Honda – Ninh Bình

II. Các hệ thống xử lý nước sinh hoạt trên 60m3 đến dưới 500m3

Phương pháp xử lý được ưu tiên lựa chọn là phương pháp xử lý nước sinh hoạt theo công nghệ AO, bao gồm các quá trình thiếu khí, hiếu khí, lắng, lọc.

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước sinh hoạt

Nguyên lý xử lý nước sinh hoạt bằng công nghệ AO

=> Xử lý sơ bộ:

Loại bỏ rác ra khỏi nước thải, điều hòa lưu lượng và dập tắt dao động nồng độ các chất ô nhiễm. Được xử lý bằng song chắn rác và bể điều hòa nước thải.

Việc tính tính thể tích bể điều hòa nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hoạt động của nhà máy là theo ca, hay theo giờ hành chính. Nhà máy công nhân hoạt động theo ca (3 ca hoặc 2 ca) thường nước thải sẽ đều hơn nhất là nhà máy hoạt động 3 ca 24h ==> thể tích bể điều hòa sẽ nhỏ hơn trong hệ thống xử lý nước thải mà nhà máy hoạt động theo giờ hành chính.

Nhà máy có hoạt động nấu ăn cho công nhân thì vẫn phải đầu tư máy tách mỡ tự động tại các điểm rửa thực phẩm, vệ sinh rửa bát, dụng cụ nấu bếp để tránh việc lượng mỡ thừa đi vào hệ thống thoát nước gây mùi và gây tắc đường ống

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng module

=> Xử lý thứ cấp:

Sử dụng công nghệ A/A/O để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí/ thiếu khí/ hiếu khí sử dụng giá thể sinh học dạng cầu.

Trong cụm bể thiếu khí và hiếu khí vẫn diễn ra các quá trình xử lý nước thải cơ bản như: xử lý các thông số chất hữu cơ nhằm giảm chỉ tiêu BOD trong nước thải, diễn ra quá trình nitrat hóa và denitrat hóa để xử lý nito và amoni, Quá trình xử lý photpho được diễn ra trong việc tuần hoàn và xử lý bùn thải.

Bùn hoạt tính được phân tách bằng bể lắng thứ cấp. Nước thải được khử trùng bằng hóa chất NaOCl.

=> Xử lý bùn thải:

Với lượng bùn phát thải thứ cấp tương đối ít, lựa chọn phương pháp nén bùn trọng lực và phân hủy yếm khí hoặc hiếu khí bùn.

Hệ thống được thiết kế với công nghệ và thiết bị hiện đại và đồng bộ đáp ứng mọi yêu cầu kinh tế – kỹ thuật của Chủ đầu tư.

Các công trình đã xử lý:

  • Nhà máy Honda Lock, KCN Đồng Văn – Hà Nam (2014)
  • Nhà máy NPK Bình Điền – Ninh Bình (2015)
  • Nhà máy Crucialtec Vina, KCN Yên Phong – Bắc Ninh (2015)
  • Công ty Minh Phú – Bắc Ninh (2017)
  • Công ty TNHH Fancy Creation, KCN Phố Nối A (2015)
  • Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam, KCN Quang Minh – Hà Nội (2018) – Việt Nam
  • Công ty ô tô chuyên dụng Hiệp Hoà – Hưng Yên (2019)

Nếu có thắc mắc hoặc có yêu cầu được tư vấn Miễn phí hãy liên hệ qua Form dưới đây, hoặc liên hệ trực tiếp với Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo) để đợc giải đáp

    Có rất nhiều cách để xử lý nước thải, khí thải đơn giản, giá thành rẻ mà hiệu quả xử lý cao, những cách này bọn mình không thể hiện trong bài viết vì đó là chiến lược kinh doanh, để có thông tin chi tiết nhất hãy cho bên mình thông tin để bên mình chia sẻ các bí kíp này nhé






    5. Câu hỏi thường gặp về xử lý nước thải sinh hoạt nhà máy.

    Câu hỏi 1: Những phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hay được sử dụng?

    Trả lời: Có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau. Trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt người ta không chỉ sử dụng một phương pháp mà phải kết hợp các phương pháp với nhau:

    – Xử lý cơ học (chắn rác, lọc, bể lắng..): Nhược điểm: hay bị tắc và không xử lý được các thành phần tan trong nước như Nito, Amoni…

    – Xử lý sinh học gồm xử lý kị khí; xử lý bằng bùn hoạt tính hoặc kết hợp cả hai. Người ta cũng dùng các chế phẩm sinh học để chuyên xử lý các loại chất thải rắn, bồn cầu. Một số loài thủy sinh hoặc cây trồng cũng có thể hấp thu các thành phần độc hại có trong nước thải

    – Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa học: thường dùng một số hóa chất có tính oxy hóa để phân hủy các chất ô nhiễm (chủ yếu là chất hữu cơ) thành CO2 và nước.. Dùng phương pháp kết tủa các kim loại nặng trong nước; keo tụ- tạo bông- tuyển nổi..

    – Xử lý bằng phương pháp màng lọc RO… Thường là bước xử lý sau cùng để tăng chất lượng nước lên thành sạch tuyệt đối.

    Câu hỏi 2: Làm sao để tiết kiệm được chi phí đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

    Giảm chi phí đầu tư bằng cách lựa chọn nhà thầu uy tín, lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu, điều này đã được trình bày chi tiết trong bài viết. Tối ưu chi phí vận hành bằng cách lựa chọn các thiết bị phù hợp

    Câu hỏi 3: Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của khu dân cư được hoạt động như thế nào?

    Trả lời : Theo lý thuyết, nước thải sinh hoạt sau khi được thu gom vào hệ thống cống của thành phố, sẽ được dẫn về trạm xử lý nước thải. Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào ngăn tiếp nhận. Từ đó đi qua khối công trình xử lý cơ học, xử lý sinh học và khử trùng rồi đổ ra sông, hồ.

    + Khối công trình xử lý cơ học: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng đợt I, bể lắng đợt II…

    + Khối công trình xử lý sinh học thường là bể Biophin hoặc bể Aeroten.

    + Khử trùng là đưa các chất có khả năng oxy hóa mạnh như: Clo, KMnO4… vào nước thải. Mục đích nhằm tiêu diệt vi sinh vật trong nước.

    Sau khi nước thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn sẽ được xả ra môi trường tự nhiên (sông, hồ) hoặc tiếp tục xử lý để trở thành nước sinh hoạt. Các tạp chất thu được như rác, cát, bùn sẽ được đưa đi xử lý tiếp.

    Câu hỏi 4. Xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ từ 20m3 trở xuống dùng công nghệ gì?

    Trả lời: Những hệ thống xử lý nước thải công suất bé thường sử dụng phương pháp xử lý SBR tức là bể Sinh học Hiếu khí bùn hoạt tính hoạt động theo mẻ. Hệ thống này sẽ đơn giản trong thiết kế và vận hành, cũng như không có các sự cố ngoài ý muốn.

    Để được tư vấn về các thủ tục môi trường & dịch vụ thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý khí thải

    Quý khách vui lòng liên hệ: Mr. Minh – 091.789.6633 (zalo) để nhận được báo giá chi tiết nhất

    Pass giải nén: 234896

    4.8/5 - (19 bình chọn)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

    DMCA.com Protection Status