1. Tại sao phải nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải?
Khi triển khai làm Giấy phép môi trường có một công việc là vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Khi đó sẽ lấy mẫu hệ thống xử lý trong 1 khoảng thời gian có sự chứng kiến của sở tài nguyên môi trường. Chính vì lý do đó mà bạn cần phải chuẩn bị thật tốt hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo nước thải luôn đạt QCVN hiện hành. Trong bài viết này tôi sẽ liệt kê các công việc cần làm để cải tạo hệ thống xử lý nước thải đã cũ.
Một vài lý do khác dẫn đến chủ đầu tư phải thực hiện công tác nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải:
✅ Hệ thống xử lý vượt công suất | 🔶Hệ thống bị vượt các chỉ tiêu trong QCVN |
✅ Hệ thống xử lý lâu ngày không sử dụng | 🔶Hệ thống bị hỏng hóc thiết bị |
- Ví dụ đối với nước thải sinh hoạt TCVN 6772 không quy định nồng độ Amoni, nhưng trong QCVN 14:2008 lại quy định nồng độ Amoni là 5 mg/l (đối với nước thải đạt cột A) và 10mg/l đối với nước thải đạt cột B
- Hỏng hóc thiết bị
- Bị trôi vi sinh, hoặc vi sinh vật bị chết
- Vượt công suất thiết kế do mở rộng quy mô nhà máy
- Thành phần ô nhiễm thay đổi: có thể do mở rộng sản xuất
- Hệ thống đường ống, giá đỡ bị hỏng sau một thời gian dài hoạt động
>>> Xem thêm: Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường
2. Một số sự cố thường gặp khi cải tạo hệ thống xử lý nước thải
– Đối với nước thải sinh hoạt
Tác nhân chính xử lý nước thải sinh hoạt là hệ vi sinh vật được nuôi trong bể Hiếu khí, và duy trì trạng thái thiếu khí trong bể Thiếu khí. Do đó khi hệ thống gặp sự cố thông thường xoay quanh 2 vấn đề này. Một vài sự cố có thể kể ra như sau:
- Sự cố chết vi sinh vật do biến động bất thường về lưu lượng và mức độ ô nhiễm của nước thải
- Mật độ vi sinh không đáp ứng được nhu cầu xử lý do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng trong nước thải đầu vào
- Bùn sinh học không lắng được
- Hỏng hóc các thiết bị trong hệ thống
- Chưa điều chỉnh được các van chính trong hệ thống
- Sự chưa chú tâm vận hành của đội ngũ nhân viên vận hành
- Không bảo trì bảo dưỡng thiết bị thường xuyên
– Đối với nước thải sản xuất
- Sự thay đổi bất thường về tính chất nước thải
- Công nghệ đang áp dụng không thích hợp với tính chất nước thải hiện nay
- Các công tác vệ sinh, hút bùn, ép bùn không đúng như thiết kế
- Sử dụng sai hoá chất xử lý
- Không kiểm soát được các quá trình xử lý trong hệ thống
3. Các bước tiến hành công tác cải tạo hệ thống xử lý nước thải
- Bản vẽ hoàn công hệ thống
- Hiện trạng các thiết bị trong hệ thống
- Tình trạng vận hành của hệ thống
4. Các công việc cần để tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải như:
- Kiểm tra hệ thống song chắn rác và cải tiến song chắn rác để thu gom rác được dễ dàng hơn.
- Kiểm tra hệ thống tách mỡ của hệ thống. Tránh trường hợp toàn bộ lượng mỡ không được thu gom chảy sang các khâu xử lý tiếp theo ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị.
- Kiểm tra lại hoạt động của các thiết bị. Cùng với việc kiểm tra lại dây dẫn điện, tủ điện điều khiển
- Thay thế và bổ sung các thiết bị hỏng hóc
- Cải tạo lại một vài vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý như:
--> Thông thường phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải kiểu này thường là cung cấp thêm dịch vụ vận hành, bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Có thể xem thêm tại bài viết: Bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải.
– Hệ thống xử lý nước thải thiết kế sai:
– Các hệ thống xử lý nước thải bị vượt công suất
5. Tại sao nên chọn CCEP cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho doanh nghiệp?

Ngoài triển khai các công việc để khôi phục hoạt động của các máy móc thiết bị; vận hành nuôi cấy vi sinh vật để nâng cao hiệu quả xử lý; đội ngũ CCEP sẽ luôn luôn đồng hành cùng Quý khách hàng trong giai đoạn vận hành hệ thống.
Tìm hiểu về chúng tôi
- Website: Công ty Môi trường CCEP
- Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
- Hotline: 091.789.6633
- Email: ccep.vn@gmail.com
- Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
- VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội