Qua bài viết này, CCEP sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đến cấu tạo, tính toán bể lắng đứng trong xử lý nước thải; cách thiết kế bể lắng như thế nào để tăng hiệu quả toàn bộ hệ thống xử lý. Có mấy loại bể lắng trong xử lý nước thải?
Bể lắng là gì? Công dụng của bể lắng trong các hệ thống xử lý nước thải
Bể lắng là một trong những khâu quan trọng bậc nhất của hệ thống xử lý nước thải. Bể lắng dùng để xử lý cơ học nhằm tách các chất rắn có khả năng lắng trong nước thải nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải.
Bể lắng được ứng dụng trong hầu như toàn bộ các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và xử lý nước thải sinh hoạt.
xử lý khí thải nhanh gọn và đơn giản
– Bể lắng ngang: Hỗn hợp nước bùn đi theo chiều ngang bể song song với mặt đất, lớp bùn nặng hơn lắng xuống dưới và được cơ cấu gạt bùn ở đáy gạt về đầu bể để thu bùn, nước trong được thu tại máng nước ở đầu bên kia của bể.
– Bể lắng lamella: Hiệu quả lắng cao nhất trong tất cả các bể lắng. Có thể xem chi tiết tại bài viết này: Tính toán bể lắng Lamen
Ứng dụng của bể lắng đứng trong xử lý nước thải
Kết thúc quá trình lắng, lớp bùn dưới đáy sẽ được bộ phận hút bùn hút ra để xử lý riêng.
Hiệu quả của bể lắng:
Bể lắng đứng sơ cấp: dùng để loại bỏ các chất vô cơ hoặc hữu cơ không tan trong nước thải trước khi áp dụng các phương pháp xử lý sinh học và hóa lý phía sau. Bể lắng này có khả năng loại bỏ 50 – 70% các chất lơ lửng, 25-40% các chất hữu cơ có trong nước thải.
Bể lắng đứng thứ cấp: dùng để tách bùn vi sinh hoặc bông bùn keo tụ ra khỏi dòng nước thải trước khi thải ra môi trường.
Lưu ý khi thiết kế bể lắng đứng để tăng hiệu quả xử lý nước thải
Bể lắng đứng trong xử lý sinh học đóng một vai trò rất quan trọng. Bể lắng đứng có 2 vai trò chính:
- Tách các bùn vi sinh và cặn lơ lửng ra khỏi dòng nước thải trước khi thải ra môi trường
- Tuần hoàn lại lớp bùn vi sinh về các bể xử lý chính phía trước nhằm duy trì nồng độ bùn vi sinh trong hệ thống.
Trong trường hợp thiết kế bể lắng đứng không hợp lý, bùn vi sinh không được tuần hoàn lại các khâu xử lý phía trước làm giảm toàn bộ hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Đồng thời nước thải sau xử lý sẽ có nồng độ chất lơ lửng cao.
+ Có thể kết hợp rất nhiều bộ phận để tăng hiệu quả của bể lắng. Có thể kể đến thông dụng nhất như bổ sung thêm các tấm lắng Lamella, sử dụng thêm lớp hạt lọc nổi xifo…
Các sự cố của bể lắng đứng trong các hệ thống xử lý
Các sự cố liên quan đến kỹ thuật thiết kế bể lắng đứng trong xử lý nước thải
- Vát đáy bể lắng đứng không đủ độ dốc
- Tính toán bể lắng có diện tích bề mặt riêng bé
- Không có vách chắn bọt nổi
- Cơ cấu thu bùn không hợp lý hay cài đặt chế độ chạy bơm bùn không đúng
Trên đây là toàn bộ kiến thức về bể lắng đứng. Hy vọng có thể giúp ích mọi người trong quá trình thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu báo giá hệ thống xử lý nước thải có thể liên hệ:
Công ty môi trường CCEP
Website: http://ccep.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Bài viết liên quan