.Quy định về xử lý nước thải trong khu công nghiệp mới nhất được áp dụng. Cách tính phí bảo vệ môi trường
Xử lý nước thải là gì?
Theo Wikipedia: Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường. Một sản phẩm của xử lý nước thải thường là một chất thải bán rắn hoặc bùn, mà cần phải xử lý hơn nữa trước khi được thải ra hoặc được áp dụng đất. (thường là phân bón cho nông nghiệp).
Đối với hồ sơ quy định về xử lý nước thải trong khu công nghiệp
- Đối với các nhà máy nằm trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì không cần xin giấy phép xả thải. Do giấy phép xả thải này nằm trong giấy phép xả thải của toàn bộ khu công nghiệp.
- Đối với các nhà máy nằm trong khu công nghiệp nhưng không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung thì vẫn phải làm giấy phép xả thải. Cơ quan cấp giấy phép xả thải sẽ khác nhau đối với từng tỉnh thành.
Quy định về xử lý nước thải trong khu công nghiệp
Toàn bộ nước thải của nhà máy bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh trong sản xuất đều phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước trung của khu công nghiệp.
Có 2 quy định về việc xả thải này:
– Trường hợp 1 là bắt buộc phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn nhất định:
Có nhiều khu công nghiệp và tỉnh thành bắt buộc các nhà máy phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn bắt buộc trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp thì mới được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Trường hợp 2 Việc xử lý nước thải nhằm giảm bớt chi phí phải trả trong quá trình hoạt động của nhà máy.
Với mỗi khu công nghiệp thì có một cách tính phí xử lý nước thải riêng. Nhưng có một cách tính chung như sau:
Với nước thải sinh hoạt
Số phí phải nội (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3). * Giá bán nước sạch (đồng/m3) * Mức thu phí
Trong đó:
– Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo nước sạch tiêu thụ. Trường hợp tự khai thác nước, số nước sạch căn cứ theo quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ. Hoặc có thể tính theo giấy phép khải thác nước mặt, nước dưới đất.
– Giá bán nước sạch là giá bán nước của tổ chức cung cấp nước trên địa bàn. (Chưa bao gồm thuế VAT)
– Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 53/2020/NĐ-CP
Với nước thải công nghiệp
Fq = (f/4) + Cq
Trong đó:
– Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng)
– f là phí cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 6 nghị định 53/2020/NĐ-CP
-Cq là số phí biến đổi. (Tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý.
Số phí phải nộp (đồng) = Tổng lượng nước thải vào nguồn tiếp nhận (m3) *Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)* 0,001 * Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)
Có thể tải tài liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại đây
Công ty môi trường CCEP
Website: http://ccep.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Bài viết liên quan