hotline

091.789.6633

hotline

Ngộ độc khí CO

ngộ độc khí co
Khí CO là một loại khí không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Ngộ độc khí CO là một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc.

Khí độc CO rất nguy hiểm.

Khí CO là một loại khí không màu, không mùi, không vị nên rất khó nhận biết. Khí CO nặng hơn không khí nên chúng thường lắng đọng ở nơi sát mặt đất, đáy các hố sâu. Trong tự nhiên khí CO thường lắng đọng ở các hố cạn, kín gió. Như: trong các giếng cạn, các loại bể chứa, téc đựng nước thành cao nắp kín để khô lâu ngày. Trong sinh hoạt, khí CO được sinh ra khi đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như: gas, than, củi, xăng, dầu… nhất là khi nhiên liệu được đốt trong điều kiện thiếu không khí, thiếu ôxy.
Khi một người hít phải khí CO vào phổi, khí CO sẽ vào máu kết hợp với sắc tố hồng cầu (hemoglobin), tạo ra chất carboxyhemoglobin (HbCO), đẩy dưỡng khí là khí ôxy ra khỏi hồng cầu. Do khí CO có ái lực mạnh gấp 200 lần so với ôxy trong sắc tố hồng cầu, nên khí ôxy bị loại hết ra ngoài, dẫn tới cơ thể bị thiếu ôxy gây chết ngạt rất nhanh.  Như vậy khí CO là một khí rất độc, chúng có thể gây chết người chỉ trong vòng vài giây.
Những người dễ bị ngộ độc khí CO là những người vì công việc hoặc vô tình trong sinh hoạt ở trong các trường hợp: xuống giếng cạn (dọn vệ sinh chẳng hạn), vào bể chứa nước mắm hay téc chứa nước đã để khô lâu ngày,  đốt bếp than tổ ong hay than củi, hoặc bếp gas ở trong nhà đóng kín cửa, để động cơ xe máy nổ trong phòng, lái xe hơi khi đã vào gara quên tắt máy và đóng cửa lại…

Dấu hiệu bị ngộ độc khí CO

Do khí CO là một chất không thể nhìn thấy, không thể ngửi được và không thể nếm được, cho nên rất khó nhận biết khi nào bị tiếp nhiễm hay bị ngộ độc khí CO. Bởi vậy cần nắm vững các triệu chứng nhiễm độc khí CO như sau: tùy mức độ hít phải khí CO ít hay nhiều, nạn nhân có những triệu chứng khác nhau. Nếu ngộ độc nhẹ, nạn nhân thấy: đau đầu nhẹ, thở dốc, hơi buồn nôn, các triệu chứng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trong thời gian dài.
Nhiễm độc khí CO mức độ trung bình, nạn nhân thấy: đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, bị tê nhiều nơi trên cơ thể, ngất, thậm chí có thể tử vong nếu mức độ ngộ độc này kéo dài. Trường hợp nạn nhân bị nhiễm độc nồng độ CO tăng dần thì biểu hiện cũng trầm trọng tăng lên: nếu lượng HbCO tăng cao từ 10-20% sẽ gây nhức đầu, ói mửa và khó thở; nồng độ HbCO lên cao 30-40% thì nhức đầu dữ dội, nhịp tim nhanh, có thể bất tỉnh; lúc lượng CO trên 40% thì hơi thở sẽ dồn dập, nghẹt cứng, hoặc ngưng thở, khi đó nạn nhân sẽ co giật, bất tỉnh, tổn thương não vĩnh viễn, tim ngưng đập và tử vong. Đặc biệt cần nhớ rằng: dù lượng HbCO thấp khoảng 0,05% trong máu nhưng nếu hít phải khí CO kéo dài trên 30 phút cũng có thể gây tử vong.

Thái độ xử trí khi bị nhiễm độc khí CO

Nếu bản thân bạn hoặc người thân của bạn được phát hiện có các triệu chứng có thể là do ngộ độc khí CO thì lập tức phải: ra chỗ thoáng khí để thở không khí trong lành ngay tức thì; mở toang tất cả các cửa chính và cửa sổ; tắt bếp gas, khóa bình gas hay tắt ngay các lò đang đốt nhiên liệu. Nếu nghi ngờ bị nhiễm CO đang xảy ra thì trước tiên phải di chuyển tất cả nạn nhân ra khỏi phòng ô nhiễm khí độc ngay tức khắc và đến chỗ thoáng khí để hít thở.

Nếu bị nhiễm nhẹ hay ngộ độc ít:

Chỉ cần vài phút hít thở không khí trong lành là khỏi ngay. Thực hiện hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, nếu nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở. Sau đó chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất; hoặc gọi xe cấp cứu trong khi vẫn làm hô hấp nhân tạo. Biện pháp phòng tránh ngộ độc khí CO
Mọi người cần thực hiện các biện pháp để phòng tránh ngộ độc khí CO như sau: không tự ý một mình xuống các giếng cạn; các hố sâu kín gió; các hồ chứa, bể chứa, phuy, téc đã để khô lâu ngày. Nếu do công việc phải xuống những nơi đó thì cần làm các biện pháp thông khí trước khi xuống. Như: dùng quạt điện để quạt không khí xuống đáy các nơi này vài chục phút. Khi xuống thử cần có người bảo vệ,  hỗ trợ; sẵn sàng làm thông khí hoặc đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.
Tuyệt đối không sử dụng các loại bếp đốt than, củi, khí gas; hoặc các động cơ sử dụng xăng dầu, khí gas trong các khu vực thiếu không khí như trong phòng, bếp, nhà tắm… đóng kín cửa. Các phòng, bếp có sử dụng các bếp đốt nhiên liệu cần có hệ thống thông khí đầy đủ; như quạt hút khí, ống khói, mở cửa…
Không bao giờ để xe hơi nổ máy trong gara kể cả khi mở cửa gara. Không chạy máy phát điện trong nhà, trong gara hay ở tầng hầm nhà. Không để máy phát điện phía ngoài nhà gần cửa sổ và cửa chính đang mở. Không bao giờ đốt than trong nhà, trong phòng, trong bếp đóng kín cửa. Không dùng khí đốt, than, củi, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm trong nhà.

Khí CO với ngành môi trường.

Trong các ngành công nghiệp, có rất nhiều nguồn sinh ra cacbon monoxit. Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu gốc cacbon; gần như là bất kỳ nguồn nhiên liệu nào, ngoại trừ hydro nguyên chất có chứa cacbon monoxit; đặc biệt với nồng độ cao khi nhiệt độ quá thấp để có thể thực hiện việc ôxi hóa trọn vẹn các hydrocacbon trong nhiên liệu thành nước (dạng hơi) và cacbon dioxit.
Do thời gian có thể tồn tại trong buồng đốt là quá ngắn; và cũng có thể là do không đủ lượng oxy cần thiết. Thông thường, việc thiết kế và vận hành buồng đốt sao cho có thể giảm lượng CO là khó khăn hơn rất nhiều so với việc thiết kế để làm giảm lượng hydrocacbon chưa cháy hết.
Trong các lò hơi như: lò hơi đốt củi, lò hơi đốt than, lò hơi đốt dầu FO… nếu không đảm bảo đủ lượng Oxy cho quá trình cháy rất dễ sinh ra khí CO.

Quá trình hạn chế và xử lý khí NO

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp để xử lý khí thải, chẳng hạn như xử lý khí bằng cách hấp thụ bằng hóa chất gốc kiềm, dùng vật liệu hấp phụ, dùng cách gia nhiệt – đốt điện…nhưng chúng đều có các nhược điểm không khắc phục được:
  • Xử lý khí dùng hóa chất gốc kiềm: chúng không xử lý được khí CO
  • Xử lý khí dùng vật liệu hấp phụ: hiệu quả xử lý khí CO là rất thấp: 5-10%
  • Xử lý khí dùng tháp gia nhiệt, đốt điện tuy có hiệu quả xử lý khí CO cao. Thế nhưng chi phí chế tạo và vận hành cũng cực kỳ cao.
Vì vậy trong thực tế hiện nay; tất cả các hệ thống xử lý khí thải hầu như không đạt chuẩn về CO. Các doanh nghiệp đau đầu trong việc phải tìm mọi cách đối phó với các cơ quan chức năng. Một số khác thì buông xuôi, chấp nhận đóng phạt. Và điều này rất ư là mệt mỏi, tốn kém. Mặc dù họ cũng đã bỏ ra không ít chi phí để đầu tư cho hệ thống xử lý khí thải.
Quá trình xử lý khí CO được áp dụng qua từng ngành riêng biệt; tương ứng với từng quá trình xử lý sau:
  • Xử lý khí thải lò hơi
  • Xử lý khí thải lò nấu đồng
  • Xử lý khí thải lò nấu nhôm

Công ty môi trường CCEP

Website: http://ccep.com.vn/
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Đánh giá post

Để lại một bình luận

DMCA.com Protection Status