hotline

091.789.6633

hotline

Thành phần nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

thành phần nước thải sinh hoạt
Để lên phương án xử lý tốt nhất cần phải biết được thành phần của nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Bài viết tổng hợp thành phần có thể có trong dòng thải.

Thành phần nước thải công nghiệp

Thành phần chất hữu cơ trong nước thải công nghiệp

Một vài ngành công nghiệp phát thải ra nước chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như:
  • Công nghiệp sản xuất dược và mỹ phẩm,
  • Các nhà máy sản xuất thực phẩm như: trà sữa, xúc xíc, nhà máy sản xuất sữa, nhà máy bia, sản xuất tinh bột sắn…
  • Nhà máy sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
  • Nhà máy sản xuất nhựa
  • Các nhà máy dệt và dệt nhuộm
  • Nhà máy tái chế giấy, sản xuất giấy
  • Công nghiệp lọc hóa dầu

Thành phần chất vô cơ trong nước thải công nghiệp

Thành phần vô cơ trong nước thải tồn tại dưới 2 dạng: Chất hòa tan và chất không tan
Thường xuất hiện ở nước thải của các ngành sản xuất như:
  • Sản xuất gạch men
  • Tẩy rửa kim loại
  • Các ngành sản xuất mạ, đánh bóng kim loại

Thành phần chính của nước thải công nghiệp

Các chất rắn

Thường được phân loại theo các nhóm: chất rắn vô cơ, chất rắn hữu cơ, chất rắn hòa tan, không hòa tan
Chất rắn vô cơ: bao gồm các khoáng vật như các muối, đá vôi, cát,… và các hợp chất cacbon vô cơ như CO2,CO3.
Chất rắn hữu cơ: bao gồm tất cả các loại hợp chất hóa học mà phân tử có chứa Carbon (C). Các chất này sinh ra từ: nhà vệ sinh, hoạt động của con người, lau chùi, giặt giũ, hoặc hoạt động sản xuất của 1 số ngành công nghiệp. Các hợp chất hữu cơ phổ biến như: bột mì, đường, proteins, axit amino, vitamin, hydrocacbons, axit cacbonic, rượu, aldehyle, mỡ, dầu, hormon, enzymes, vi rút, vi khuẩn,…
Chất rắn không hòa tan thường tồn tại dưới dạng lơ lửng trong nước, có thể tách khỏi nước bằng phương pháp cơ học thông thường, như lắng, lọc, keo tụ, tuyển nổi…

Chất rắn hòa tan:

Khi hòa tan trong nước, chất rắn hòa tan và nước sẽ tạo thành 1 thể thống nhất không thể tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học thông thường như lắng, lọc. Một số chất rắn hòa tan như đường, muối biển, các hóa chất nhưng NaOH,…

Chất dinh dưỡng bao gồm nitơ và photpho

Các thành phần nitơ và Phospho trong nước thải
Cả Nitơ và Photpho đều là các thành phần hóa học có thể tồn tại dưới 2 dạng hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ trong nước thải.

Clo dư

Clo được sử dụng làm chất khử trùng và chất tẩy trong xử lý nước thải. Hợp chất hoạt động là ClO- khi phản ứng kết thúc các ion clo (Cl-) sẽ còn dư lại trong nước sau xử lý.

Kim loại nặng

Là các chất có sẵn trong môi trường tự nhiên, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: phân tử, hòa tan trong nước, khoáng chất trong đá hoặc đất. Kim loại nặng tồn tại trong nước thải dưới dạng hòa tan, chất rắn hoặc liên kết với các hợp chất cụ thể, dạng phức hợp.
Một số kim loại nặng là thành phần thiết yếu cho hoạt động của vi sinh vật với hàm lượng nhỏ.

Axit béo dễ bay hơi

Là các acid béo với 1 chuỗi cacbon gồm tối đa 6 phân tử cacbon, bao gồm: axit fomic (HCOOH), axit propionic (Ch3CH2COOH), axit acetic (CH3COOH), axit butyric, axit valeric, axit Hexanoic. Các axit béo này được sinh ra trong quá trình lên men, hoặc được sinh ra dưới dạng chất trung gian trong các phản ứng yếm khí trong xử lý nước thải, là một phần khiến COD của nước thải cao

Dầu mỡ khoáng

Dầu mỡ là các phân tử hữu cơ có hàm lượng cacbon và hydro cao. Dầu mỡ chính là một trong những nguyên nhân khiến cho COD của nước thải cao

Các tính chất khác

Ngoài các thành phần ô nhiễm trên, một số tính chất của nước thải công nghiệp như pH, độ kiềm, độ axit, nhiệt độ, độ dẫn điện cũng cần được phân tích thông qua mẫu nước thải đại diện trước khi xác định phương pháp xử lý và thiết kế giải pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.

Thành phần nước thải sinh hoạt

Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu là các hợp chất Nitơ, P, các hợp chất cacbon.

Nitơ:

Nitơ trong thức ăn của con người và động vật chỉ được cơ thể hấp thu một phần nhỏ, phần còn lại sẽ được thải ra dưới dạng phân và nằm trong các chất bài tiết khác (nước tiểu, mồ hôi). Các hợp chất Nitơ trong nước thải là axit amin, amin, protein, amoni, peptit.
Trung bình mỗi ngày một người tiêu thụ 5 – 16g nitơ dưới dạng protein. Đồng thời thải ra khoảng 30% trong số đó. Hàm lượng nitơ chủ yếu được thải qua nước tiểu. Hàm lượng thải trong phân ít hơn nước tiểu khoảng 8 lần.
Các hợp chất chứa Nitơ, nhất là protein & urin trong nước tiểu bị thủy phân rất nhanh tạo thành amoni. Trong các bể phốt xảy ra quá trình này làm giảm đáng kể lượng hữu cơ; nhưng các hợp chất nito giảm không đáng kể; chỉ một phần nhỏ tham gia vào cấu trúc tế bào vi sinh vật.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy các chất hữu cơ chứa Nitơ có trong chất thải của người và động vật là Nitrat.

Nitrat:

Nitrat chỉ bền ở điều kiện hiếu khí, ở điều kiện thiếu khí hoặc kỵ khí chúng bị khử thành N2O, NO và N2 tách khỏi nước bay vào không khí. Đây chính là nguyên lý chính để xử lý ni
Bản thân Nitrat không phải là chất độc tính, nhưng khi trong cơ thể nó bị chuyển hóa thành Nitrit (NO2-) rồi kết hợp với một số chất khác có thể tạo thành các hợp chất nitrozo có khả năng gây ung thư.
Trong nước thải sinh hoạt, nitrat và nitrit có hàm lượng rất thấp do lượng oxi hòa tan và mật độ vi sinh tự dưỡng (tập đoàn có khả năng oxi hóa amon) thấp. Phần amoni chiếm 60 – 80% lượng nito tổng trong nước thải sinh hoạt.
Nguồn phát thải quan trọng nhất trong nước thải là phân, thức ăn thừa, chất tẩy rửa tổng hợp. Lượng Photpho có nguồn gốc từ phân được ước tính 0,2 – 1kg Phospho/người/năm, trung bình 0,6kg. Lượng phospho có nguồn gốc tẩy rửa được tính là 0,3 kg/người/năm. Ngoài ra, thức ăn thừa như sữa, thịt, cá hoặc dụng cụ nấu ăn, đựng các loại trên khi vào nước cũng thải ra một lượng Phospho đáng kể.

Thành phần nước thải sinh hoạt còn có các hợp chất chứa Photpho:

Photpho thường tồn tại trong nước thường ở các dạng ortho-phosphat-muối phosphat của axit phosphoric H2PO4-, HPO4- , PO43- từ các loại phân bón hoặc cơ thể động vật; đặc biệt là tôm cá thối rữa, các polyphosphat Na4P2O7.
Nồng độ hợp chất N, P trong nước thải sinh hoạt biến động theo lưu lượng nguồn nước thải: mức độ sử dụng của dân cư, mức độ tập trung các dịch vụ công cộng, thời tiết, khí hậu trong vùng, tập quán ăn uống sinh hoạt (thức ăn nguội, tự nấu nướng), thay đổi mạnh theo chu kỳ thời gian ngày tháng. Lượng chất thải vì vậy được tính theo đầu người (khối lượng khô) hoặc nồng độ sau khi đã được pha loãng với mức nước sử dụng trên đầu người (ở các nước công nghiệp khoảng 200L/người.ngày hoặc trong cống rãnh thải 450L/ngày.người). Nồng độ pha loãng là nồng độ tại điểm xả hoặc cống thải.
Nhìn chung, đây là loại nước thải phù hợp nhất với các công nghệ xử lý nước thải bằng vi sinh. Khi hầu như không dùng hóa chất để điều chỉnh pH, không phải thêm Nitơ, Photpho. Hóa chất nếu dùng chủ yếu trong công đoạn sát trùng, xử lý bùn; hoặc trong các trường hợp điều chỉnh hệ thống, vệ sinh, bảo trì thiết bị.

Tóm lại về thành phần nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải vệ sinh, tắm rửa, giặt, nhà bếp… có những đặc trưng cơ bản sau:
  • Hàm lượng khoáng hòa tan thường cao hơn nước cấp một chút, nhất là về độ kiềm và NaCl
  • Độ pH nhìn chung là trumg tính hoặc kiềm nhẹ
  • Chất hữu cơ hòa tan, thông qua các chỉ số COD, BOD ở mức độ vừa phải
  • Có chứa nhiều Nitơ, Photpho
  • Chứa nhiều cặn lơ lửng, chủ yếu là hữu cơ, nhiều vi khuẩn
  • Có thể chứa một số hóa chất độc hại với vi sinh. Như các loại hóa chất dân dụng như thuốc sát trùng, khử mùi, mỹ phẩm, xà phòng…, các loại thuốc, kể cả kháng sinh ở mức độ vi lượng.

Tìm hiểu về chúng tôi

  • Website: Công ty Môi trường CCEP
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
  • Hotline: 091.789.6633
  • Email: ccep.vn@gmail.com
  • Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
  • VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status