Nước thải nói chung, nước thải nhà máy chế biến sữa nói riêng luôn là bài toán được các doanh nghiệp, cơ quan chức năng quan tâm. CCEP sẽ giới thiệu đến bạn phương án xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa với công nghệ cao nhất, tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
Ngoài những hãng sữa được nhập khẩu từ nước ngoài, thị trường sữa trong nước nổi lên với những cái tên Vinamilk, TH true milk, Mộc Châu, Đà Lạt…Mỗi nhà máy chế biến sữa sẽ có dây chuyền công nghệ sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn chung nước thải từ nhà máy chế biến sữa đều có những đặc điểm ô nhiễm chung.
Xem thêm bài viết: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt luôn đạt QCVN
1. Tổng quan nghành chế biến sữa
Sữa được xem là loại thực phẩm không thể thiếu trong nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Những đối tượng sử dụng sữa nhiều như trẻ em, người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ mang thai…
Thị trường chế biến sữa tại Việt Nam đang được phát triển mạnh mẽ. Ngoài đem lại hiệu quả về mặt kinh tế thì nước thải từ quá trình chế biến sữa cũng được quan tâm. Cũng như các loại nước thải khác; nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi loại bỏ ra môi trường.
2. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải từ các nhà máy chế biến được chia thành 2 nguồn phát sinh chính. Đó là nước thải từ quá trình sản xuất và nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất:
- Nước rửa các thiết bị đựng, chứa, vận chuyển nguyên liệu
- Nước rửa, vệ sinh nhà xưởng, sàn khu vực sản xuất
- Nguyên liệu rò rỉ, rơi vãi trong các quá trình
- Nước thải từ lò hơi, máy làm lạnh
- Sản phẩm lỗi, hư hỏng trong có quá trình sản xuất – bảo quản
Nước thải sinh hoạt:
- Nước thải từ các nhà vệ sinh của công nhân viên nhà máy
- Nước thải từ quá trình nấu nướng, ăn uống
3. Thành phần, tính chất nước thải chế biến sữa
Từ các nguồn phát sinh đã liệt kê; cho thấy nguồn phát sinh ô nhiễm chính cần được quan tâm xử lý là sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa có nồng độ BOD ở mức cao dù được pha loãng chung với dòng nước thải. Ngoài ra các chất béo trong quá trình sản xuất lactose, bơ sữa, protein và acid lactic.
4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa
Dựa trên những tính chất đặc trưng của nước thải; CCEP sẽ đưa ra dây chuyền công nghệ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình hình thực tế sẽ có những thay đổi nhất định.
5. Thuyết minh quy trình công nhệ xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa
Nước thải từ các giai đoạn sản xuất và nước thải bể phốt sẽ được đưa vào hệ thống xử lý. Nước được đưa qua song chắn rác nhằm loại bỏ những vật thể có kích thước lớn, song chăn rác được vệ sinh theo định kỳ tránh hiện tượng tắc nghẽn.
Nước được được vào bể điều hòa, tại đây dưới khuấy trộn liên tục của máy thổi khí nước thải điều hòa mặt lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
Tại bể tuyển nổi, qua quá trình cung cấp khí và điều chỉnh áp suất dòng thải lượng dầu mỡ, chất béo và cặn lơ lửng bám dính tạo thành lớp váng nổi trên bề mặt. Chúng được thiết bị gạt thu về bể chứa, theo định kỳ bể chứa sẽ được thu xả về bể chứa bùn.
Các giai đoạn phản ứng:
Lượng nước thải còn lại được dẫn vào bể sinh học UASB để tiến hành phản ứng: Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí + CO2 + CH4
H2S + Sinh khối mới + … Qua 4 giai đoạn:
- Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
- Axit hóa: Các chất hữu cơ đơn giản lại phân hủy chuyển hóa thành axit axetic, H2 và CO2
- Acetate hóa: Vi khuẩn acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn axit hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
- Methane hóa: Giai đoạn cuối cùng để axetic, H2, CO2, axit fomic và methanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới
Nước sau bể UASB nồng độ BOD, COD giảm đáng kể. Bùn trong bể sẽ được định kỳ hút bỏ về bể chứa bùn.
Bể sinh học hiếu khí aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Máy thổi khí hoạt động liên tục tạo điều kiện cho vi sinh có trong bể phát triển và thực hiện các quá trình phân giải chất ô nhiễm.
Vi sinh trong tại các bể phát triển tốt, quá trình sinh khối diễn ra tạo thành các bông bùn làm tăng lượng chất lơ lửng. Để loại bỏ chúng tại bể lắng dưới tác dụng của trọng lực bùn được lắng và xả bỏ về bể chứa bùn theo định kỳ.
Tại bể khử trùng, bổ xung hóa chất khử trùng nhằm loại bỏ vi sinh vật còn lại trong nước trước khi nước thải được thải bỏ ra môi trường.
6. Dịch vụ xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa CCEP
Với nhiều năm kinh nghiệm, CCEP luôn đưa đến người sử dụng những hệ thống xử lý nước thải đạt chất lượng; tính thẩm mỹ cao; bảo hành kịp thời khi cần thiết.
Bạn đang có nhu cầu hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến sữa; hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí, tận tình.
Bài viết liên quan