hotline

091.789.6633

hotline

Quy trình xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy 2023

xử lý nước thải nhà máy giấy

CCEP sẽ chỉ ra quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy chi tiết. Với phương châm tiết kiệm chi phí; nước ra đảm bảo quy chuẩn 100%.

Ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy đã có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp không hề nhỏ trong tổng giá trị sản xuất quốc gia. Bên cạnh những lợi ích mà ngành Sản xuất Giấy và bột giấy mang lại; ngành này cũng là một ngành phát sinh lượng nước thải lớn; với nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau. Do sử dụng nhiều nước và hoá chất (hồ, phủ, chất độn, và phụ gia) trong quá trình sản xuất. Nguồn nước thải này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu như không được xử lý phù hợp.

1. Phân loại

Nước thải sản xuất giấy bao gồm 3 nguồn nước thải chính tương ứng với 3 loại hình sản xuất giấy sau:

– Nước thải sản xuất bột giấy:

Thành phần nước thải bột giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Ước tính để sản xuất một tấn sản phẩm có thể phát sinh từ vài chục đến vài trăm mét khối nước thải.

Nguyên liệu sản xuất bột thông thường là gỗ rừng, tuy nhiên cũng có thể là bất kể nguồn xellulô nào, ví dụ tre nứa, bã mía, đay, giấy vụn, giấy phế liệu … Bột giấy có thể là bột không tẩy hoặc tẩy trắng.

Để tẩy trắng bột giấy, tùy vào công nghệ các chất oxy hóa khác nhau như hyđrôperoxit, clo, clođioxit,… sẽ được sử dụng, do đó nước thải từ công đoạn tẩy trắng thường chứa nhiều hóa chất ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là khi chất tẩy là clo.

– Nước thải sản xuất giấy:

Giấy, bìa có thể được sản xuất từ bột giấy mới hoặc tái sinh; hỗn hợp, tẩy trắng hoặc chưa tẩy trắng. Đối với loại hình sản xuất giấy từ bột giấy nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,5 – 13,5 m3/tấn sản phẩm.

Quá trình sản xuất giấy chủ yếu là “xeo”, khi đó huyền phù bột giấy sẽ được trộn với các chất độn, các phụ gia chức năng. Như: cao lanh, bột đá (CaCO3), bột talc, phèn nhôm, chất tạo màu trắng TiO2, silicat … Các phụ gia hữu cơ khác; như tinh bột biến tính, latex, các chất phân tán, hoạt động bề mặt … cũng được sử dụng theo yêu cầu công nghệ hoặc để đem lại cho giấy một chức năng nào đó.

Hỗn hợp được phun lên băng máy xeo để ép thành “tờ” giấy dài vô tận. Qua bộ phận sấy khô, cuộn lại thành sản phẩm. Do sử dụng nhiều phụ gia vô cơ; nên nước thải của nhà máy giấy thường đục hơn nhiều so với nước thải nấu bột.

Trong phần lớn các nhà máy nước thải giấy thường được xử lý sơ bộ bằng các thiết bị tách cặn, thu hồi bột và nước, vì vậy chất lượng nước thải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuần hoàn tái sử dụng nước, nước thải sẽ có độ đậm đặc cao hơn nếu tái sử dụng nhiều hơn.

>>> Xem thêm bài viết: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt luôn đạt QCVN

– Nước thải sản xuất bột giấy tái sinh:

Hầu như không gặp nhà máy sử dụng giấy tái sinh chỉ để sản xuất bột. Hầu hết các nhà máy đều sản xuất cả bột và giấy. Nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,06 – 50 m3/tấn sản phẩm. Thường để đảm bảo chất lượng sản phẩm giấy người ta bổ sung một phần “bột” mới khi xeo.

Như vậy thành phần nước thải của các nhà máy này gần giống với nước thải nhà máy giấy hơn. Tuy nhiên độ ô nhiễm cao hơn vì có quá trình tái sinh giấy đã sử dụng.

Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào loại hóa chất tẩy sử dụng. Tẩy trắng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là clo hoặc các hợp chất clo (nước javen hay hypoclorơ). Các nhà máy hiện đại sử dụng clo dioxit. Oxy, ôzôn cũng như hyđroperoxit cũng được sử dụng, tuy nhiên hiệu quả tẩy trắng không bằng clo.

Công nghiệp giấy và bột giấy có thể coi như hai ngành độc lập; sản xuất bột và sản xuất giấy. Do quá trình sản xuất hoàn toàn khác nhau nên nước thải cũng khác nhau cả về lưu lượng lẫn tính chất. Vì thế mà công nghệ xử lý nước thải cũng khác nhau.
Loại hình sản xuất thứ ba, đó là các nhà máy giấy tái chế, ở đây nguyên liệu đầu vào thường là giấy đã qua sử dụng và giấy phế liệu, các chất thải từ các xưởng đóng sách.

Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy:

Phần nước thải từ nhà máy sản xuất giấy thuần túy (không sản xuất bột) không quá ô nhiễm. Chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy; tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia…), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao; BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150-350 mgO2/L.

Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen. Lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/L.

Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD.

Chỉ tiêu ô nhiễm nước thải sản xuất giấy
Chỉ tiêu ô nhiễm nước thải sản xuất giấy
xử lý nước thải sản xuất giấy
Quá trình ngâm nguyên liệu vào NaOH

XEM THÊM GIÁ CÁC MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO CÔNG SUẤT!

Giảm giá!
Original price was: 200.000.000₫.Current price is: 150.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 250.000.000₫.Current price is: 170.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 170.000.000₫.Current price is: 130.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 150.000.000₫.Current price is: 100.000.000₫. Xem thêm

2. Công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy đề xuất

Xử lý dịch đen

Dịch đen được cô đặc đến mức đốt được. Sau đó bổ sung Na2SO4 và được phun vào lò thu hồi hoạt động ở điều kiện đủ để khử sunphat thành sunphua. Phần hữu cơ sẽ phát sinh nhiệt. Nhiệt này dùng để sản xuất hơi sử dụng cho nhà máy. Tro-xỉ là các hợp chất Na được chuyển thành NasCO3và Na2S. Hòa tan tro xỉ này thu được dịch xanh; cho phản ứng với vôi sẽ tái sinh được dịch trắng là hỗn hợp NaOH + Na2S quay lại nấu bột.

Xử lý nước thải sản xuất giấy từ bột giấy

Nước thải phát sinh từ các nhà máy sản xuất giấy từ bột giấy có nồng độ ô nhiễm thấp. Vì thế phổ biến là xử lý sơ bộ như lắng (trọng lực) hay tuyển nổi; để tách SS với mục đích thu hồi bột giấy trong nước thải và tái sử dụng nước cho qui trình sản xuất. Tuy nhiên, để đạt quy chuẩn xả thải, thường áp dụng kỹ thuật bùn hoạt tính.

Đối với công nghệ Kraft, có thể kết luận nếu nhà máy bột không có hệ cô đốt thì rất khó hoặc không thể xử lý nước thải đạt quy chuẩn với chi phí có thể chấp nhận. Với các dự án đầu tư mới, điều này đang được khắc phục. Hiện nay, hầu hết các nhà máy sản xuất bột ở Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng quy chuẩn xả thải QCVN 12 – MT:2015/BTNMT.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy điển hình bao gồm các giai đoạn như sau:

– Tiền xử lý được sử dụng để loại bỏ chất thải rắn có kích thước lớn; trung hoà; và giảm nhiệt độ của nước thải. Song chắn rác, bể điều hoà và thiết bị thu hồi bột giấy thường là các bước được áp dụng trong quá trình tiền xử lý.

– Xử lý bậc 1: bao gồm quá trình tách cặn ra khỏi nước thải. Sau quá trình tách cặn nước thải được trung hòa pH và đưa vào bể phân hủy yếm khí. Trong phương pháp xử lý nước thải sản xuất giấy; công đoạn yếm khí nước thải là một trong những công đoạn quan trọng nhất. Nhằm cắt mạch các chất ô nhiễm khó phân hủy thành các chất hữu cơ dễ phân hủy hơn.

– Xử lý bậc 2: Nước thải sau khi qua bể sinh học yếm khí được đưa qua quá trình xử lý bằng phương pháp keo tụ, hóa lý.

– Xử lý bậc 3: được áp dụng để xử lý triệt để các chất ô nhiễm. Có thể áp dụng 1 trong 3 quá trình hoặc kết hợp cả 3 quá trình bao gồm:

(1) có thể áp dụng oxi hóa hoặc dùng các hóa chất phụ trợ để xử lý độ màu.

(2) quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học xử lý triệt để các chất ô nhiễm và khử trùng;

(3) Quá trị lọc áp lực, hấp thụ, hấp phụ

Để tìm hiểu chi tiết hơn và được TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ liên hệ công ty Môi trường CCEP

Tìm hiểu về chúng tôi

  • Website: Công ty Môi trường CCEP
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
  • Hotline: 091.789.6633
  • Email: ccep.vn@gmail.com
  • Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
  • VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status