hotline

091.789.6633

hotline

Xử lý nước giếng khoan

Xử lý nước giếng khoan

CCEP xử lý nước giếng khoan cam kết đưa thông số sắt xuống dưới tiêu chuẩn; đảm bảo độ ngọt của nước. CHẤT LƯỢNG TUYỆT VỜI, GIÁ THÀNH HỢP LÝ!

MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN

Sơ đồ công nghệ xử lý nước giếng khoan đựơc đưa ra dựa trên các cơ sở:

  • Dựa trên kết quả khảo sát và thu thập số liệu địa chất của khu vực;
  • Yêu cầu chất lượng nước sau xử lý;
  • Dựa trên công nghệ xử lý nước giếng khoan tiên tiến nhất hiện nay;
  • Trên cơ sở đã áp dụng thành công công nghệ xử lý nước giếng khoan ở nhiều công trình của Công ty Môi trường CCEP.

Diễn giải quy trình công nghệ

Quy trình công nghệ xử lý nước giếng khoan bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bão hoà ôxy (hoà trộn khí)

– Tháp oxy hóa cao tải

Nước từ giếng khoan được cấp vào hệ thống nhờ các bơm khai thác nước ngầm. Công đoạn đầu tiên của quy trình là làm thoáng nhờ Tháp oxy hóa cao tải.

Tại đây, nước hòa trộn với oxy không khí và quá trình oxy hóa Fe2+ và Mn2+ diễn ra trong suốt quãng đường nước đi trong tháp. Mục đích của quá trình này là hoà tan oxy trong không khí vào nước để oxy hoá sắt hoá trị II, mangan hoá trị II thành sắt hoá trị III, mangan hoá trị IV tạo thành các hợp chất hydroxyt sắt hoá trị III Fe(OH)3 và hydroxyt mangan hoá trị IV Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng đọng thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo. Khi kết thúc giai đoạn xử lý này hầu hết sắt và mangan đã chuyển sang trạng thái kết tủa hoàn toàn.

Lúc này nước được phân ra thành 2 pha rõ rệt. Phần nước sạch và phần chất rắn lơ lửng.

Tiếp theo nước được chuyển sang giai đoạn lắng.

Cơ chế khử sắt và mangan

Quá trình oxy hóa sắt (II) thành sắt hóa trị III và thủy phân sắt hóa trị III thành bông cặn Fe(OH)3 dễ lắng đọng được biểu diễn bằng phương trình sau:

4Fe2+ + O2 + 2H2O + 8OH- → 4Fe(OH)3↓

Thông thường để oxy hóa 1mg sắt (II) tiêu tốn 0,143 mg Oxy.

Đối với mangan, do mangan thường tồn tại song song với sắt ở dạng ion hóa trị II trong nước ngầm cho nên quá trình khử mangan trong nước giếng khoan được tiến hành đồng thời với quá trình khử sắt. Mangan (II) ở dạng hòa tan khi bị oxy hóa sẽ chuyển dần thành mangan (III) và (IV) ở dạng hyđroxyt kết tủa.

Quá trình oxy hóa mangan trong quá trình xử lý nước giếng khoan diễn ra như sau.

Mn(HCO)3 + O2 + 6H2O →2Mn(OH)4 = 4H+ + 4HCO3

Cơ chế này cho thấy quá trình khử Mangan phụ thuộc vào pH của nước, pH càng cao thì tốc độ oxy hóa và thủy phân mangan càng lớn.

Ngoài ra mangan còn được khử nhờ vào lớp xúc tác Mn(OH)4 trên bề mặt lớp hạt lọc. Trong quá trình lọc thì hạt lọc (cát) được bao phủ một lớp mangan hyđrôxit Mn(OH)4 tích điện âm, lớp Mn(OH)4 có tác dụng như chất xúc tác hấp phụ các ion.

Mn2+ và oxy hóa nó theo phương trình:

Mn(OH)4 + Mn(OH)2 → Mn(OH)3 4Mn(OH)3 + O2 + 2H¬2O → 4Mn(OH)4

Lớp phủ Mn(OH)4 mới tạo thành lại tham gia vào phản ứng mới và cứ như vậy tạo ra một chu trình phản ứng liên tục.

Trong việc xử lý nước giếng khoan thì giai đoạn 1 là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định toàn bộ hiệu suất xử lý của toàn bộ hệ thống phía sau, do đó khi thiết kế hệ thống xử lý nước giếng khoan, người thiết kế phải chú ý tính toán các thông số cho phù hợp.

Giai đoạn 2: Lắng Lamella

Khi kết thúc giai đoạn xử lý thứ 1 hầu hết các chất rắn lơ lửng đã liên kết lại với nhau tạo thành các “bông bùn” có kích thước lớn. Lúc này tỷ trọng của bông cặn khá lớn. Lúc này nước được đưa vào hệ thống bể lắng Lamella có bố trí các tấm lắng nghiêng 60 độ.

Nguyên tắc chung của quá trình là bông cặn phải có khối lượng đủ lớn để thắng được lực đẩy Asimet và lực kéo của dòng nước và đi vào pha bùn (huyền phù) sau thời gian gian lưu (T) trong bể lắng. Sau khi qua bể lắng khoảng 85% cặn được tách ra khỏi pha lỏng và được bơm về bể tách bùn.

Nước bề mặt được thu vào bể trung gian và bơm vào thiết bị lọc áp lực.

Giai đoạn 3: Lọc áp lực

Từ bể trung gian, nước được bơm vào thiết bị lọc áp lực nhờ cụm bơm tăng áp. Thiết bị lọc áp lực có vai trò loại bỏ các bông cặn nhỏ tồn tại ở dạng huyền phù. Đồng thời lớp phủ mangan bao quanh bề mặt hạt lọc còn có vai trò xúc tác để oxy hóa tiếp lượng mangan (II) còn lại chưa được khử ở các công đoạn trước.

Kết thúc giai đoạn này thì toàn bộ phần sắt và mangan có trong nước đã được xử lý.

Cơ chế lọc

Trong hệ thống xử lý nước giếng khoan, lọc và hấp phụ là quá trình cuối cùng loại bỏ các bông cặn có kích thước nhỏ không đủ khối lượng để lắng ở công đoạn trước đó. Do đó cơ chế của quá trình lọc chủ yếu là sàn rây. Khi lọc nước có chứa các cặn bẩn qua lớp cát lọc hay các lớp vật liệu lọc khác có thể xảy ra các quá trình sau:

+ Cặn bẩn chứa trong nước lắng đọng thành màng mỏng trên bề mặt của lớp vật liệu lọc;

+ Cặn bẩn chứa trong nước được chắn giữ trong các lỗ trống của lớp vật liệu lọc; Khi cặn bẩn lắng đọng tạo thành lớp màng lọc trên mặt lớp vật liệu lọc tức là đã tạo ra một lớp lọc phụ có độ rỗng rất bé, có khả năng giữ lại những cặn rất bé phân tán trong nước.

Tuy nhiên, tổn thất áp lực trong nước tăng nhanh. Cho nên phải tiến hành rửa bể lọc theo chu trình định sẵn.

Kết thúc giai đoạn xử lý này nước đã đạt yêu cần thiết phục vụ sinh hoạt (Đạt tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT).

• Quy trình rửa lọc, tách bùn và tận thu nước Nguồn nước cấp cho quá trình rửa ngược được lấy từ bể chứa nước sạch sau xử lý.

– Đối với thiết bị lọc tinh chu kỳ rửa lọc được tiến hành khi đồng hồ đo áp trên thiết bị báo áp lực tăng lên 2,5at. Thời gian rửa lọc 30 – 45 phút. Nước lọc đầu, xả đáy từ thiết bị lắng, nước rửa ngược từ thiết bị lọc được xả ra mương thoát nước chung.

Ngoài việc thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước giếng khoan; rất nhiều khách hàng cũng có nhu cầu làm mềm nước; tinh lọc để nâng cao chất lượng nước; hoặc xử lý nước cấp sinh hoạt thành nước uống trực tiếp

>> Tham khảo tài liệu thiết kế trạm xử lý nước giếng khoan

Công ty môi trường CCEP

Website: http://ccep.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/

Hotline: 091.789.6633

Email: ccep.vn@gmail.com

Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội

VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Đánh giá post

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status