Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam được dự báo là sẽ kéo theo sự ra đời đồng loạt của hàng loạt các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên cả nước. Vấn đề được đặt ra, liệu đã có biện pháp nào tối ưu để xử lý nước thải sản xuất thực phẩm hay chưa khi tất yếu của sự phát triển này sẽ kéo đến những hệ lụy xấu về môi trường? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được hướng đi tốt nhất để đảm bảo quy trình xử lý nước thải sản xuất thực phẩm chuyên nghiệp.
Thành phần và tính chất nước thải sản xuất thực phẩm
Trước hết, xét về nguồn gốc, loại nước thải này phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân, nhân viên, từ các khu vệ sinh, nấu ăn v.v Ngoài ra, qua quá trình sơ chế, chọn lọc nguyên liệu cũng như vệ sinh trang thiết bị máy móc, nhà xưởng cũng làm cho khối lượng nước thải sản xuất thực phẩm tăng lên hàng ngày, hàng giờ.
Sự đa dạng về nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất thực phẩm khiến cho thành phần của nước thải cũng trở nên đa dạng, phức tạp. Có thể kể sơ qua một vài thành phần chủ yếu, thường xuyên bắt gặp như:
- Chứa một lượng lớn hàm lượng Nitơ, Phospho, Protein, chất béo, dầu mỡ ở mức cao
- Xét về nồng độ, các thành phần như TSS, COD hay BOD nằm ở mức khá cao
- Một số loại nước thải lại có chứa độ mặn lớn, màu, nhiều vi khuẩn
- Ngoài ra, trong nước thải chủ yếu chứa các thành phần hữu cơ và một số chất độc hại.
Hậu quả của nước thải sản xuất thực phẩm không qua xử lý
Thống kê lần lượt chỉ ra rằng, một lượng lớn nước thải không ngừng xả ra môi trường hằng ngày đã và đang đe dọa trực tiếp lên sự sinh tồn của con người và sinh vật trên Trái Đất.
Gây ô nhiễm nguồn nước
Một nhà máy, xí nghiệp nếu như không có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn khiến cho nước thải này sẽ chảy ra các kênh rạch và các vùng cửa sông, trực tiếp làm đảo lộn môi trường và hệ sinh thái ở những khu vực này. Thậm chí trở thành nơi khởi đầu cho mầm mống bệnh tật cho con người, sinh vật.
Làm cho không khí độc hại
Nước thải nếu như không qua quá trình xử lý đạt chuẩn sẽ dễ dàng bốc lên mùi hôi thối. Đặc biệt là các chất sau khi đã phân hủy thường tạo thành các loại khí độc như H2S, CO2 gây nên hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, mùi hôi này sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày của người dân, dễ gây nên các bệnh về đường hô hấp v.v
Môi trường đất ô nhiễm
Nước thải thấm vào đất sẽ trực tiếp làm cho các chất độc thấm xuống theo. Đặc biệt, với những khu vực dân cư sử dụng nguồn giếng nước khoan thì chất độc này trực tiếp đe dọa đến tính mạng con người.
Tác động xấu đến sinh vật
Mặt khác, nước thải chưa qua xử lý khiến cho sinh vật ở các vùng này cũng bị ảnh hưởng xấu. Trên thực tế, có rất nhiều loài thủy sinh đã bị biến đổi gen hay là có những thay đổi trong cơ thể, thậm chí là chết đồng loạt khi hấp thụ phải các chất độc từ các loại nước thải chưa qua xử lý.
Sơ đồ công nghệ dùng để xử lý nước thải sản xuất thực phẩm
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất thực phẩm được tóm tắt như sau:
Quy trình tiêu chuẩn xử lý nước thải sản xuất thực phẩm
Về cơ bản, quy trình tiêu chuẩn để xử lý nước thải sản xuất thực phẩm sẽ gồm các công đoạn chính như sau:
Bước 1. Nhà thầu sẽ tiến hành lọc bớt rác thải bằng cách sử dụng thiết bị tách rác tĩnh, sau đó chuyển về hố gom tập trung để tránh gây tắc nghẽn khi xử lý.
Bước 2. Kế tiếp, bố trí bơm chìm để dẫn nước thải sang bể điều hòa. Lúc này, nước sẽ được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí để có thể điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải sản xuất thực phẩm. Sau đó, nước tiếp tục được bơm sang bể tuyến nổi để tách mỡ nhằm loại bỏ rác thải và mỡ thừa một lần nữa, tiếp theo sẽ dẫn sang bể chứa dầu.
Bước 3. Sau khi nước thải đã được loại bỏ lần hai sẽ tiếp tục được bơm sang bể sinh học UASB để tiến hành các phản ứng cần thiết, chẳng hạn như chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí + CO2 + CH4 …
Quá trình này về cơ bản sẽ trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 là thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử
- Giai đoạn 2 là Axit hóa, cụ thể, các chất hữu cơ đơn giản sẽ tiếp tục phân hủy để chuyển hóa thành axit axetic, CO2 và H2O
- Giai đoạn 3 là Acetate hóa, cụ thể, vi khuẩn acetic sẽ chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn 2 thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.
- Giai đoạn 4 là Methane hóa, cụ thể, đây là giai đoạn cuối cùng để axetic, H2 và CO2, axit fomic, metanol chuyển hóa thành methane, CO2 và sinh khối mới.
Bước 4. Trong giai đoạn này, nước thải được chuyển sang bể sinh học Anoxic rồi đến bể Aerotank để có thể khử BOD, NH4+ và NO3- thành N2- v.v. Sau quá trình xử lý sinh học, nước thải sẽ được đưa qua bể lắng để lắng bùn còn trong nước thải. Sau đó, chảy qua ống trung tâm xuống đáy bể và tiếp tục đi ngược lên dòng chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống phía trên được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí để duy trì được nồng độ bùn, sau đó được bơm vào bể chứa bùn.
Bước 5. Tại bể khử trùng này, Javen được bơm vào một lượng nhất định trong nước thải nhờ vào bơm định lượng. Với tính chất oxi hóa mạnh, do đó, các vi sinh vật có hại trong nước sẽ bị tiêu diệt gần như là triệt để. Tuy vậy, nước thải vẫn loại bỏ được hàm lượng cặn nhất định còn sót lại sau một quá trình dài lắng qua bồn lọc áp lực.
Tới công đoạn này, nước đã hoàn toàn được loại bỏ các chất độc hại, vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh theo tiêu chuẩn nguồn xả QCVN 40 – 2011/BTNMT, sau đó đến cột B tới nguồn tiếp nhận.
Công ty Môi trường CCEP – đơn vị dẫn đầu trong xử lý nước thải
Công ty Môi trường CCEP luôn tự hào là đơn vị dẫn đầu trong việc xử lý nước thải sản xuất thực phẩm. Đến với CCEP, bạn sẽ được tiếp cận một chất lượng dịch vụ tuyệt vời như sau:
- Đội ngũ kỹ sư có tay nghề cao, đều tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam như Đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Mỏ địa chất
- Có kinh nghiệm hoàn thiện các dự án lớn nhỏ khác nhau
- Chuyên cung cấp các giải pháp thiết kế – sản xuất – thi công tối ưu cho khách hàng, lấy chất lượng là mục tiêu phấn đấu
- Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, luôn không ngừng đổi mới và cải tiến, áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại để hạ giá thành sản phẩm
- Các dịch vụ đa dạng, từ xử lý các loại nước thải, khí thải cho đến chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị ngành môi trường.
- Diện tích nhà máy lớn, lên tới 1000m, đảm bảo độ uy tín và tác phong chuyên nghiệp
Xử lý nước thải sản xuất thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhối cho các doanh nghiệp. Đã có nhiều doanh nghiệp, công ty lựa chọn tin tưởng Công ty Môi trường CCEP làm điểm đến để xử lý vấn đề trên và đạt được hiệu quả cao. Nếu bạn gặp phải những khó khăn trong việc xử lý nước thải sản xuất thực phẩm nói riêng và xử lý nước thải nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi ngay lập tức để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG CCEP
Trang web: http://ccep.com.vn/
Trang web: http://ccep.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Bài viết liên quan