hotline

091.789.6633

hotline

Sơ đồ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà gồm những gì? Thiết kế ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây với CCEP.

Nước sinh hoạt sau khi sử dụng sẽ thông qua hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và thải ra ngoài. Việc nhà bạn có một hệ thống thoát nước thải sinh hoạt thông minh, hợp lý sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro về vệ sinh như mùi hôi, tắc nghẽn,…

Vậy một hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đúng chuẩn sẽ trông như thế nào? Cùng CCEP tìm hiểu vài thông tin để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà.

1. Nước thải sinh hoạt là gì?

Trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu qua nước thải sinh hoạt trong nhà là gì?.

Nước thải sinh hoạt là lượng nước sau khi sử dụng sẽ được thải qua đường ống, đi đến bể thu gom để tiến hành xử lý bằng quy trình xử lý nước thải.

Nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng dù chỉ một lượng ô nhiễm nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Do đó, một hệ thống xử lý nước thải dân cư được lắp đặt và bảo trì phù hợp để xử lý và xử lý nước thải sinh hoạt sẽ giảm thiểu tác động đến nước ngầm và nước mặt.

Rác thải sinh hoạt bao gồm hai dòng chính: một là nước xám từ bồn rửa bát, chậu rửa mặt, giặt giũ, vòi hoa sen, bồn tắm … và thứ hai là nước đen từ nhà vệ sinh và bồn tiểu.

2. Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt trong nhà

Một hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn sẽ giúp nước và cặn bẩn thoát ra nhanh chóng và dễ dàng.

Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt sẽ bao gồm các hệ thống cơ bản như sau:

  • Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt
  • Hệ thống thoát nước thải
  • Hệ thống thông khí
  • Hệ thống các thiết bị máy móc sử dụng nước

Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt

Đây là hệ thống vận chuyển nước từ các nguồn cung cấp nước như giếng, đường ống nước máy,.. đến các thiết bị sử dụng nước. Hệ thống này gồm cả hệ thống nước nóng, lạnh.

Hệ thống thoát nước thải

Gồm đường ống thoát nước, ống cống di chuyển nước thải từ các thiết bị, các khu vực sử dụng nước đến nơi xử lý nước.

Nơi xử lý nước có thể là hệ thống thoát nước thành phố hay bể xử lý nước sinh hoạt tại nhà.

Hệ thống thông khí

Bất kì đường ống nào cũng cần phải được bổ sung khí thông qua hệ thống thông khí để làm cho đường ống hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra hệ thống này cũng giúp cho mùi hôi trong đường ống thoát ra ngoài, giảm thiểu mùi hôi thoát ngược lại vào nhà.

Thông thường đường ống này sẽ nằm tại các khu vực thoáng khí như mái nhà, kết nối với các hệ thống thoát nước để có thêm không khí cho hệ thống thoát nước.

Hệ thống các thiết bị máy móc sử dụng nước

Có thể kể đến rất nhiều thiết bị vệ sinh trong nhà như lavabo, bồn rửa chén, nhà vệ sinh, bồn cầu, máy giặt,… Tất cả các thiết bị này đều phải kết nối với hệ thống cấp và đường ống nước thải thì mới sử dụng đượ.

3. Sơ đồ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

Hệ thống đường cấp thoát nước nhà tầng

Đâu là hệ thống cấp thoát nước nhà tầng cơ bản. Hệ thống có thiết kế đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn khi thiế kế hệ thống cấp thoát nước như độ nghiêng ống, ống thông khí,…

Hệ thống đường cấp thoát nước nhà tầng
Hệ thống đường cấp thoát nước nhà tầng

Hệ thống đường cấp thoát nước nhà phố

Khi lên bản vẽ cấp thoát nước cho nhà, bạn cần xác định rõ vị trí các thiết bị sử dụng nước, kích thuóc ống và vị trí ống thoát nước trên bản vẽ.

Hệ thống đường cấp thoát nước nhà phố
Hệ thống đường cấp thoát nước nhà phố

Hệ thống đường ống cấp thoát nước sinh hoạt

Với sơ đồ này, bạn cần chú ý đến khoảng cách giữa các thiết bị như bồn cầu, bồn tắm,… Điều đó giúp bạn có đủ không gian để sử dụng các thiết bị và vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

Hệ thống đường ống cấp thoát nước sinh hoạt
Hệ thống đường ống cấp thoát nước sinh hoạt

Hệ thống đường nước thải và ống thoát khí

Hệ thống thoát nước thải trong nhà sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu đô thị hay hệ thống xử lý riêng của gia đình.

4. Lưu ý khi lắp đặt hệ thống thoát nước thải

Trong quá trình thiế kế sơ đồ cấp thoát nước trong nhà, bạn cần nắm được một số tiêu chuẩn này:

  • Không thiết kế đường ống thoát nước nằm ngang, đường ống cần có độ dốc tối thiểu là 1/D (D là đường kính ống).
  • Ống thông khí trong hệ thống thoát nước là bắt buộc và cũng không nên đặt nằm ngang. Hãy đặt một gốc nghiêng 45 độ với đường nước thải là tốt nhất.
  • Mỗi thiết bị vệ sinh cần bố thí bẫy nước ngăn mùi riêng.
  • Các hố gas, bể phốt, bể chứa nước thải cần phải kín nước, kín khí và phải được thông khí. Đường ống thông khí có thể nhỏ hơn 1 cỡ so với đường ống thoát nước chính.

5. Xử lý nước thải sinh hoạt gia đình

Hiện nay, nhiều gia đình, khu đô thị ý thức được tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sau khi sử dụng nước. ĐIều này giúp giảm mức độ ô nhiễm nước, bảo vệ cảnh quan đô thị, môi trường xung quanh nhà. Vừa giúp môi trường cộng đồng trở nên sạch đẹp hơn, giảm thiểu mùi hôi mà còn giúp cho phong thủy của gia dình cũng tốt hơn từng ngày.

Vì lẽ đó mà nhiều gia đình, khu đô thị đã lắp đặt các module xử lý nước thải, giúp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt gia đình, đảm bảo bảo nước thải đạt các tiêu chuẩn khắc khe của bộ.

CCEP tự hào là đơn vị thi công, lắp đặt xử lý nước thải uy tín tại TP. Hà Nội và khu vực lân cận.

CCEP luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, khảo sát thực tế để đưa ra những tư vấn chính xác, hiệu quả và hợp túi tiền.

Bằng quy trình xử lý nước thái sinh hoạt áp dụng công nghệ cao, CCEP cam kết chất lượng xử lý nước thải đạt các tiêu chuẩn khắc khe của QCVN.

Tìm hiểu về chúng tôi

  • Website: Công ty Môi trường CCEP
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
  • Hotline: 091.789.6633
  • Email: ccep.vn@gmail.com
  • Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
  • VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

DMCA.com Protection Status