hotline

091.789.6633

hotline

Nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải

nuôi cấy vi sinh

Nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là công việc quan trọng nhất quyết định thành công của hệ thống xử lý nước thải.

Tác dụng của việc nuôi cấy vi sinh

Nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là công việc quan trọng nhất quyết định thành công của hệ thống xử lý nước thải.

Hệ vi sinh có vai trò quan trọng trong việc vô cơ hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học đồng thời thúc đẩy quá trình nitrate hóa chuyển NH4+ thành NO3-.

Các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các vi sinh vật sử dụng cho tổng hợp tế bào mới và giải phóng năng lượng. Quá trình tiêu thụ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng để tổng hợp tế bào mới được thể hiện bằng phương trình dưới đây:

Chất hữu cơ + chất dinh dưỡng + vi sinh vật + Oxy → vi sinh vật mới + CO2 + H2O

Một hệ thống xử lý hoạt động một thời gian dài, nhiều sự cố không mong muốn xảy ra dẫn đến hệ vi sinh trong bể xử lý bị tiêu diệt không đáp ứng đủ hiệu quả xử lý nước thải, hoặc bị tiêu diệt hoàn toàn dẫn đến hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt không đạt hiệu quả như mong muốn gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tiền đầu tư ban đầu.

Do đó quá trình nuôi cấy vi sinh là một công việc quan trọng nhất góp phần duy trì hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Quy trình nuôi cấy vi sinh được thực hiện như sau:

Bổ sung vào hệ thống sinh học 5 – 10% thể tích bùn, sau đó bắt đầu quá trình nuôi cấy hệ thống

Hình 1: Nuôi cấy vi sinh

nuôi cấy vi sinh
Nuôi cấy vi sinh

a. Giai đoạn nuôi cấy vi sinh hệ thống xử lý nước thải mới xây dựng:

1. Ngày thứ 1:

Cho nước thải vào đầy 1/3 bể sinh học có sục khí + 2/3 bể nước đã xử lý, tuần hoàn lại hay nước sạch để giảm tải lượng ô nhiễm, sao cho tải lượng COD trong thời gian nuôi cấy < 2kg/m3, cho sản phẩm vi sinh đã tính toán kết hợp chất dinh dưỡng vào bể để vi sinh bắt đầu tăng trưởng sinh khối.

2. Ngày thứ 2:

Cho nước lắng 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào, sục khí và tiếp tục cho sản phẩm vi sinh và N100 vào bể.

3. Ngày thứ 3 đến ngày thứ 10:

Lặp lại các công việc của ngày thứ 2;

4. Sau khi nuôi cấy đến ngày 10:

Cho nước trong đã lắng ra ngoài;

5. Nạp nước thải mới vào và bắt đầu hệ thống bình thường:

Lúc này lượng sinh khối đã tăng lên đến mức ổn định để xử lý chất hữu cơ

b. Giai đoạn bổ sung vi sinh:

Sau giai đoạn 1 của quá trình nuôi cấy vi sinh, nếu hệ thống đã ổn định chỉ cần cho trực tiếp lượng vi sinh (0,5 ppm/ngày dựa vào lượng nước thải/ngày) mỗi ngày hoặc mỗi tuần vào hệ thống tùy vào độ ổn định của hệ thống để vi sinh luôn được ổn định và duy trì hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống.​

Các sự cố thường gặp trong quá trình nuôi cấy và duy trì hệ vi sinh trong bể xử lý hiếu khí:

– Phát triển vi sinh vật dạng sợi:

  • Các vi sinh dạng sợi có thể ở bên trong, bên ngoài bông bùn hoặc trôi nổi tự do trong nước.
  • Các vi sinh dạng sợi ở trong bông bùn giống như bọt biển. Chúng rất khó xử lý và khó gạn lắng chất rắn (dewater).
  • Các vi sinh dạng sợi ngoại tại giữ cho các cấu trúc bông bùn kết hợp lại với nhau và đóng thành từng mảng bùn.
  • Các vi sinh dạng sợi trôi nổi tự do trong nước là nguyên nhân gây ra vấn đề về TSS. Vi khuẩn Zooglea và nấm gây ra sự cố váng bọt (foaming), độ nhờn của nước (sliming) hoặc bung bùn có sợi (bulking).

– Sự trương nở bùn:

Sự trương nở bùn là thuật ngữ để chỉ một trạng thái mà ở đó bùn hoạt tính có xu hướng biểu lộ lắng và tốc độ rất chậm và tạo bông nhỏ.

Chất lỏng được tách ra từ chất rắn thường rất trong nhưng nói chung không đủ thời gian để lắng tuần hoàn chất rắn trong bể lắng thứ cấp. Đệm bùn trong bể lắng trở nên dày hơn và nổi tràn qua máng và trôi theo dòng ra.

– Sự shock tải

Sự shock tải xảy ra khi cho quá nhiều lượng nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao vào hệ vi sinh vật còn non, hoặc xảy ra khi hệ thống vừa trải qua một thời gian tạm dừng, hoặc có một chất lạ vô tình xả vào dòng nước thải cũ.

Trong trường hợp này, tiến hành tắt sục khí, để bùn vi sinh vật lắng xuống. Sau đó bơm phần nước trong trên bề mặt đi càng nhiều càng tốt. Cho thêm nước thải sinh hoạt và nước sạch vào hệ thống đồng thời sử dụng các Test nhanh COD, Test kit NH4… kiểm soát thông số đầu vào nước thải trong khoảng từ 200 – 250mg/l đối với COD.

Lặp lại các công việc này trong thời gian 3 ngày. Theo dõi quá trình nuôi cấy vi sinh bằng các đo chỉ số SV30.

Dịch vụ nuôi cấy vi sinh CCEP

Với chi phí cực kỳ thấp, quá trình nuôi cấy vi sinh đơn giản. Sau khi hoàn thành việc nuôi cấy; CCEP sẽ đào tạo đội ngũ vận hành hệ thống cho chủ đầu tư. Nhằm giúp chủ đầu tư ứng biến được với các sự cố gặp phải trong quá trình vận hành.

Đồng thời CCEP sẽ tư vẫn miễn phí trọn đời cho khách hàng. Đảm bảo hệ thống xử lý nước thải được hoạt động hiệu quả nhất. Giúp khách hàng tránh được các mức phạt của cơ quan nhà nước.

>> Xem ngay Dịch vụ tư vấn môi trường từ A đến Z để nắm được các hồ sơ giấy tờ môi trường cần thiết

Công ty môi trường CCEP

Trang web: http://ccep.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/

Hotline: 091.789.6633

Email: ccep.vn@gmail.com

Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội

VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status