Xử lý nước thải thủy sản là công đoạn rất cần thiết của các doanh nghiệp chế biến và sản xuất trên thị trường hiện nay. Đặc biệt khi ngành thủy sản tại Việt Nam đang ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, cung cấp sản phẩm trong nước và xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia thế giới, đóng góp nguồn doanh thu lớn cho nước nhà.
Với năng suất sản xuất, chế biến như vậy, chắc chắn cần có phương pháp xử lý nước thải thủy sản một cách triệt để nhất. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có phương pháp xử lý vấn đề này nhé.
Nguồn phát sinh và đặc trưng nước thải thủy sản
Để đưa ra được giải pháp xử lý nước thải thủy sản khoa học nhất, chúng ta sẽ cần biết rõ được nguồn phát sinh nước thải thủy sản chủ yếu được bắt nguồn từ đâu. Sau đây là 3 nguồn chính gây ra nước thải thủy sản, đó là:
- Nước thải tới từ khâu sơ chế nguyên liệu. Trong đó, nước thải tới từ khâu rã đông và tráng rửa nguyên liệu, vệ sinh các thùng chứa đựng và vệ sinh bao bì nguyên liệu thô. Mỗi chủng loại và kích cỡ của nguyên liệu sẽ đi kèm với thời gian bảo quản khác nhau, từ đó nước thải với mức độ ô nhiễm cũng khác nhau. Nước thải tới từ quá trình này không chứa cặn không tan và các protein, dầu mỡ phân tán đi kèm với máu.
- Nước thải tới từ quá trình chế biến, vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ. Sau khi đã được sơ chế, thủy sản sẽ được chế biến theo nhiều phong cách khác nhau như luộc, hấp và tẩm ướp gia vị. Nước thải có thể tới từ khâu này với nhiều protein, muối, chất béo, khoáng với hàm lượng rất cao.
- Nước thải towsis từ quá trình giết mổ. Các công đoạn như tách xương, làm vây, bỏ phần lòng, bóc vỏ và loại bỏ râu, càng với mức độ ô nhiễm khác nhau, tùy thuộc vào từng sản phẩm chế biến. Việc chế biến tôm, bạch tuộc và mực sẽ đồng thời thải ra lượng nước ô nhiễm cao hơn so với các loại thủy sản đông lạnh.
Từ các nguồn phát sinh này, nước thải thủy sản sẽ mang các nét đặc trưng khác so với các loại nước thải thông thường, có thể kể tới như:
- Hàm lượng COD khá cao, dao động từ 500 – 3000mg/l, Nito cao khoảng 200mg/l
- Nước thải thủy sản với nguồn chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao, chất tẩy rửa và chất béo rất dồi dào.
- Hàm lượng chất rắn dao động từ 300 – 1000mg/l vì chứa nhiều vụn thủy sản ở trong nước thải hoặc trong quá trình phân hủy kỵ khí.
- Có độ màu do chất thải sinh hoạt lẫn vào máu của động vật suốt quá trình chế biến.
- Nhiều vi trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Những lý do phải tiến hành xử lý nước thải thủy sản
Vậy vì sao nước thải thủy sản dù chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhưng vẫn cần xử lý một cách triệt để, tránh gây ô nhiễm môi trường nước? Đó là vì những lý do như sau:
Gây ô nhiễm môi trường nặng nề
Lĩnh vực chế biến thủy sản sẽ đưa vào môi trường lượng nước thải rất lớn, từ đó gây ô nhiễm môi trường một cách đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó, các chất rắn nằm lơ lửng ở nước thải thủy sản sẽ khiến nước trở nên đục ngầu, đi kèm với đó là màu sẫm.
Bên cạnh đó, chất rắn nằm lơ lửng trong nước thải thủy sản gây ảnh hưởng tiêu cực tới nguyên thủy sinh, làm tăng độ đục nguồn nước, gây bồi lắng phần lòng sông và sẽ cản trở lưu thông tàu bè.
Ảnh hưởng tới đời sống vi sinh vật
Nước thải thủy sản chứa rất nhiều các chất như protein, chất béo và carbohydrate. Từ đó nếu xả thẳng vào nguồn nước sẽ làm nhanh chóng suy giảm nồng độ oxy được hòa tan trong nước. Nguyên nhân chính là do vi sinh vật cần sử dụng oxy hòa tan cho quá trình phân hủy chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan nếu dưới 50% bão hòa sẽ gây ảnh hưởng nặng nề cho sự phát triển tôm, cá.
Ngoài ra, nồng độ các chất ni tơ và photpho quá cao sẽ gây ra hiện tượng phát triển một cách bùng nổ số lượng tảo. Mức độ giới hạn tảo chết, phân hủy dày đặc làm thiếu oxy. Đặc biệt nếu nồng độ oxy giảm còn làm ảnh hưởng chất lượng nước thủy vực, gây ảnh hưởng môi trường sống vi sinh vật có trong nước.
Ảnh hưởng sức khỏe con người
Cuối cùng, việc không xử lý nước thải thủy sản còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Chất lượng nguồn nước suy giảm làm giảm khả năng tự làm sạch, các vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh lẫn với trứng giun sán sẽ khiến con người mắc nhiều bệnh như lỵ, thương hàn hoặc bại liệt, nhiễm khuẩn tiết niệu,…
Phương pháp xử lý nước thải thủy sản như thế nào
Vậy làm sao để xử lý triệt để nguồn nước thải thủy sản? Đó luôn là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh quan tâm. Sau đây là một số phương pháp giúp xử lý triệt để nguồn nước thải thủy sản, ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường phổ biến hiện nay.
Xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp sinh học
Ở phương pháp này, nước thải tới từ hệ thống thu gom qua phần song chắn sẽ loại bỏ hoàn toàn rác kích thước lớn – từ đó giúp tránh tắc máy bơm. Sau khi trải qua quá trình bể lắng cát để loại bỏ lớp cát sỏi, phần nước thải tiếp tục được dẫn vào bể điều lưu. Tại bể điều lưu này, nước thải liên tục được khuấy đảo sao cho quá trình phân hủy thiếu khí và tổng hợp chất hữu cơ không xảy ra.
Nước thải được bơm lên tới bể sơ cấp để làm lắng các chất rắn lơ lửng, đồng thời loại bỏ chất tỉ trọng nhẹ nhờ vào sự hoạt động của thanh gạt bọt.
Nước thải sẽ được bơm vào bể UASB theo chiều từ dưới lên, xuyên qua lớp thảm bùn rất dày ở đáy bể vào hệ thống phân phối nước. Lớp bùn này sẽ trở thành giá bám cho các vi khuẩn hiếu khí. Bên cạnh đó, một phần bùn lắng nằm ở đáy bể thứ cấp cũng sẽ được bơm hoàn lưu và bổ sung vi khuẩn cho bể bùn hoạt tính. Sau khi nước đã trong sẽ tiếp tục được bơm vào bể khử trùng loại bỏ vi khuẩn.
Xử lý nước thải thủy sản bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Cơ chế hoạt động của phương pháp sinh học hiếu khí cũng có chất lượng tương tự với phương pháp sinh học. Nhưng có điểm khác biệt đó là: sau khi nước thải đi từ bể điều lưu qua bể tuyến nổi bằng hệ thống máy bơm loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ, sẽ chỉ để lại các hạt chất rắn với tỉ trọng nhẹ. Nước thải tới từ bể tuyến nổi được tự chảy qua bể bùn hoạt tính và đưa chất rắn lơ lửng đi vào bể. Tại đây sẽ xảy ra quá trình phân hủy nhờ vào các vi khuẩn hiếu khí.
Tiêp theo, nước thải được đi qua từ bể lắng thứ cấp và các tế bào vi khuẩn nhanh chóng lắng xuống dưới thành bùn. Phần bùn lắng nằm dưới đáy bể thứ cấp ngay lập tức được bơm hoàn lưu, giúp bổ sung lượng vi khuẩn trong bể bùn hoạt tính và thúc đẩy nhanh chóng quá trình phân hủy diễn ra. Nước hoàn thành trong bể lắng thường chứa ít tế bào vi khuẩn hơn, sau đó chảy vào bể khử trùng giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh một cách triệt để nhất.
Kết luận
Nhìn chung, việc xử lý nước thải thủy sản rất phức tạp, cần trải qua một quy trình nghiêm ngặt với máy móc hiện đại và tiên tiến. Vì vậy nếu các đơn vị kinh doanh thủy hải sản đang tìm kiếm một đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp, uy tín với máy móc, cơ sở vật chất, kỹ thuật cao, hãy tham khảo ngay công ty môi trường CCEP. Đây là đơn vị mang tới dịch vụ xử lý nước thải chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay, luôn cung cấp mức giá phải chăng với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về xử lý nước thải thủy sản mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm ra phương pháp làm sạch nguồn nước. Liên hệ ngay với CCEP qua hotline và website để được tư vấn tận tình nhất nhé.
CÔNG TY MÔI TRƯỜNG CCEP
Trang web: http://ccep.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Trang web: http://ccep.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/
Hotline: 091.789.6633
Email: ccep.vn@gmail.com
Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội.
Bài viết liên quan