hotline

091.789.6633

hotline

Quy định về xử lý nước thải sinh hoạt

quy định về xử lý nước thải sinh hoạt

Bài viết sau sẽ nêu ra các quy định về xử lý nước thải sinh hoạt. Từ đó áp dụng đúng các quy định và chính sách đối với từng loại hình doanh nghiệp; cũng như cách thức tính chi phí thoát nước và xử lý nước thải.

Với sự phát triển kinh tế, các khu công nghiệp và khu đô thị mọc ra khắp nơi, chính vì thế nếu không xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, thì môi trường sống sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải công nghiệp được quy định trong Nghị định Số: 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.

Có thể download tại link: Nghị định 80/2014/NĐ-CP

xử lý nước thải sinh hoạt

Biện pháp giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

  • Lựa chọn công nghệ xử lý --> giảm thiểu thiết bị --> giảm giá thành
  • Lựa chọn chủng loại thiết bị
  • Biện pháp thi công hệ thống

>> Xem chi tiết tại: Xử lý nước thải sinh hoạt

Công ty Môi trường CCEP tóm tắt một số quy định về xử lý nước thải sinh hoạt như sau:

Điều 3. Nguyên tắc chung quản lý thoát nước và xử lý nước thải

1. Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung là loại hình hoạt động công ích, được Nhà nước quan tâm, ưu tiên và khuyến khích đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước và xử lý nước thải, bảo đảm phát triển bền vững.

2. Người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm; nguồn thu từ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải phải đáp ứng từng bước và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thoát nước.

3. Nước mưa, nước thải được thu gom; nước thải phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
4. Nước thải có tính chất nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải ngay hại và các quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Hệ thống thoát nước được xây dựng đồng bộ, được duy tu, bảo dưỡng. Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý nước thải thân thiện với môi trường; và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Thoát nước và xử lý nước thải phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Điều 4. Quy định quy chuẩn kỹ thuật về nước thải

1. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

2. Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp.

3. Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý hệ thống thoát nước địa phương.

4. Nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị.

5. Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

6. Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quy chuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi.

Điều 16. Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải

1. Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.

2. Tiết kiệm đất xây dựng.

3. Quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.

4. Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.

5. Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực & khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.

6. An toàn và thân thiện với môi trường

7. Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.

8. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.

9. Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.

10. Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.

Điều 24. Quản lý, sử dụng nước thải sau xử lý

1. Sử dụng nước thải sau xử lý thải phải đảm bảo yêu cầu:

a) Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sử dụng nước vào các mục đích khác nhau; không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường;

b) Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bàn, khu vực.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý.

Điều 25. Quản lý bùn thải

1. Bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.

2. Bùn thải được phân loại như sau:

a) Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;

b) Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;

c) Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

3. Căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải:

a) Xử lý tập trung, phân tán hoặc tại chỗ;

b) Khối lượng bùn phát sinh;

c) Các đặc tính của bùn;

d) Sự ổn định của công nghệ xử lý;

đ) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế – kỹ thuật;

e) Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng;

g) Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt.

4. Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước:

a) Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến các địa điểm xử lý theo quy hoạch hoặc các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định; không được phép xả thải bùn thải chưa qua xử lý ra môi trường. Trong trường hợp bùn thải có các thành phần nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;

b) Việc xử lý và tái sử dụng bùn thải phải tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng bùn thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về bảo vệ môi trường;

c) Khi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải có các giải pháp thu gom và xử lý bùn thải phù hợp.

5. Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại:

a) Bùn thải từ các hộ gia đình, các cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được thông hút định kỳ;

b) Việc thông hút, vận chuyển bùn thải bể tự hoại phải bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Bùn thải bể tự hoại được thu gom, lưu giữ phải được vận chuyển tới các địa điểm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép để xử lý. Nghiêm cấm xả thẳng bùn thải bể tự hoại vào hệ thống thoát nước cũng như môi trường xung quanh;

d) Việc xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải bể tự hoại phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường;

đ) Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính, và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.

6. Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp lập, quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước và bể tự hoại.

Điều 30. Đấu nối hệ thống thoát nước

1. Việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo:

a) Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;

b) Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.

Điều 39. Xác định khối lượng nước thải

1. Đối với nước thải sinh hoạt:

a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung; khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứ theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Đối với các loại nước thải khác:

a) Trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung; khối lượng nước thải được tính bằng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước;

b) Trường hợp các hộ thoát nước không sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung; thì khối lượng nước thải được xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại Điều 27 Nghị định này để thống nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.

Điều 40. Xác định hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải

1. Hàm lượng chất gây ô nhiễm đối với nước thải khác; (không phải là nước thải sinh hoạt); được xác định theo chỉ tiêu COD trung bình của từng loại nước thải. Căn cứ theo tính chất sử dụng hoặc loại hình hoạt động phát sinh ra nước thải; hoặc theo từng đối tượng riêng biệt. Hàm lượng COD được xác định căn cứ theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn.

2. Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định hàm lượng COD của nước thải; (trừ nước thải hộ gia đình); làm căn cứ xác định giá dịch vụ thoát nước định kỳ 06 tháng kiểm tra; hoặc kiểm tra đột xuất để xác định hàm lượng COD này khi cần thiết. Trường hợp hộ thoát nước không chấp thuận chỉ số hàm lượng COD theo cách tính của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước; hộ thoát nước có quyền hợp đồng với một phòng thí nghiệm khác thực hiện việc lấy mẫu; xác định chỉ số COD làm đối chứng; chi phí cho việc lấy mẫu, phân tích do hộ thoát nước chi trả.

Công ty môi trường CCEP

Website: http://ccep.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/nuocthaikhithai/

Hotline: 091.789.6633

Email: ccep.vn@gmail.com

Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội

VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

DMCA.com Protection Status