hotline

091.789.6633

hotline

Nước thải được xử lý như thế nào để đạt QCVN?

nước thải được xử lý như thế nào
Nước thải được xử lý như thế nào sau khi thu gom? Các phương pháp và quy định hiện hành đối với việc xử lý nước thải tại các cơ sản kinh doanh và sản xuất.

Khi có ý định mở một nhà máy sản xuất, việc đầu tiên các bạn cần quan tâm là thực hiện xin Giấy phép môi trường cho dự án. Trong giấy phép môi trường quy định rõ về các phương án xử lý nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích toàn bộ thắc mắc về nước thải được xử lý như thế nào để đạt được QCVN hiện hành. Từ đó đưa ra điều kiện cần để được phê duyệt Giấy phép môi trường một cách nhanh nhất.

1. Hiểu về nguồn gốc nước thải để biết nước thải được xử lý như thế nào:

Nước thải được chia làm 2 loại lớn bao gồm:
Nước thải sinh hoạt bao gồm:
  • Nước thải từ các nhà vệ sinh, toilet
  • Nước thải từ khu vực nhà bếp, nấu nướng
  • Nước thải từ khu vực tắm giặt
xử lý nước thải sinh hoạt
Để xử lý nước thải sinh hoạt có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp đầu tư xây dựng ít tiền nhất, hoạt động hiệu quả nhất và chi phí vận hành thấp nhất thì không phải ai cũng biết.
Nước thải công nghiệp: là nước thải phát sinh trong các quá trình sản xuất đặc thù. Đối với mỗi ngành nghề sản xuất thì phát sinh ra một loại nước thải có tính chất riêng.
Việc nghiên cứu quy trình sản xuất, các hóa chất và nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất là một trong các công việc quan trọng nhất trước khi lên thiết kế quy trình hệ thống xử lý nước thải.
Việc tiếp theo trong xử lý nước thải là xác định được nguồn thải, đặc tính nguồn thải và các thành phần khó xử lý trong nước thải đó từ đó đưa ra được quy trình xử lý nước thải phù hợp.

XEM THÊM GIÁ CÁC MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO CÔNG SUẤT!

Giảm giá!
Original price was: 200.000.000₫.Current price is: 150.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 250.000.000₫.Current price is: 170.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 170.000.000₫.Current price is: 130.000.000₫. Xem thêm
Giảm giá!
Original price was: 150.000.000₫.Current price is: 100.000.000₫. Xem thêm
Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

2. Nước thải được xử lý như thế nào?

Nước thải từ các nguồn phát sinh ô nhiễm được thu gom theo 2 cách: tự chảy thông qua các đường ống thu gom, hố ga và cưỡng bức – thông qua các hệ thống bơm thu gom.
Sau khi được thu gom chung về hệ thống xử lý, nước thải được trải qua các công đoạn xử lý tương ứng với từng chỉ tiêu ô nhiễm  trong nguồn thải.
Tại đây người thiết kế phải phân chia các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải ra thành từng nhóm để tiện việc lựa chọn công nghệ xử lý.
Ví dụ: nhóm các chỉ tiêu xử lý sơ bộ ban đầu như: nhiệt độ, pH…
– Nhóm các chỉ tiêu xử lý sau như: Xử lý coliform trong nước thải.
Hệ thống xử lý nước thải 
Hệ thống xử lý nước thải

3. Nước thải được xử lý như thế nào? Liệt kê các phương pháp xử lý nước thải

Các phương pháp xử lý nước thải có thể chia thành 3 loại chính như:

a. Chỉ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Các nước thải chỉ sử dụng phương pháp sinh học để xử lý có tính chất chứa nhiều thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy, có thể liệt kê bao gồm:
  • Nước thải sinh hoạt
  • Nước thải nhà bếp, nhà hàng, khách sạn
  • Nước thải của các ngành chế biến thực phẩm
  • Nước thải Bia
  • Nước thải sản xuất sữa…
Xử lý nước thải công nghiệp
Xử lý nước thải công nghiệp
Liên hệ ngay để nhận được 5% chiết khấu

b. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học, hóa lý

Đặc trưng của nước thải được xử lý bằng các phương pháp hóa học hoặc hóa lý là chứa thành phần các chất vô cơ, các kim loại nặng, có tính chất axit hoặc bazơ… có thể liệt kê bao gồm:

c. Xử lý nước thải kết hợp cả hai phương pháp trên

Thông thường để kết hợp các phương pháp xử lý khác nhau sẽ đi theo các bước sau:
  • Xử lý sơ bộ: sử dụng song chắn rác, trung hòa pH
  • Xử lý bậc 2: bao gồm các quá trình: keo tụ, sinh học yếm khí, sinh học hiếu khí, tuyển nổi…
  • Xử lý bậc 3: sử dụng các phương pháp oxy hóa nâng cao như oxy hóa bằn KMnO4, lọc, hấp phụ, trao đổi ion…

4. Các quy định hiện hành đối với việc xử lý nước thải

Nước thải sau khi xử lý phải được tiến hành lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm để đảm bảo chất lượng nước sau xử lý luôn đảm bảo thải ra môi trường.
Với mỗi loại nước thải được quy định trong một bộ quy chuẩn nhất định. Dưới đây là một vài bộ Quy chuẩn được sử dụng nhiều nhất:
+ QCVN14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
+ QCVN40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp
+ QCVN 11-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản
+ QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
+ QCVN 13-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm
+ QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
Ngoài ra còn rất nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng cho phù hợp, chính xác

5. Lợi ích của việc xử lý nước thải

Xử lý nước thải có nhiều tác dụng quan trọng đối với môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng chính của việc xử lý nước thải:

  • Bảo vệ môi trường: Xử lý nước thải giúp loại bỏ các chất ô nhiễm và tạp chất từ nước thải trước khi nó được thải ra môi trường tự nhiên. Điều này giúp giảm nguy cơ ô nhiễm đất, nước ngầm, sông, biển và các nguồn nước khác.
  • Bảo vệ sức khỏe con người: Nước thải chứa các hạt bẩn, vi khuẩn, vi rút và các chất độc hại khác có thể gây bệnh cho con người nếu nó được xả ra môi trường mà không được xử lý. Xử lý nước thải giúp ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
  • Giảm tác động tiêu cực lên hệ thống thủy lợi: Nếu nước thải không được xử lý, nó có thể gây tắc nghẽn và hỏng hói hệ thống cấp nước và thoát nước, gây ra các vấn đề như tràn ngập và sụt lún đất đai.
  • Tái sử dụng nước: Xử lý nước thải có thể tạo ra nước thải tái sử dụng, được sử dụng cho các mục đích không cần nước sạch như tưới cây cỏ, làm mát trong công nghiệp, hoặc thậm chí là nước uống sau khi qua quy trình xử lý phù hợp.
  • Tiết kiệm tài nguyên: Quá trình xử lý nước thải có thể tách ra các chất hữu cơ và khoáng chất từ nước thải, tạo ra phân bón và các sản phẩm hữu ích khác, giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường.

Tóm lại, xử lý nước thải không chỉ đảm bảo sự bền vững của môi trường mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người và tài nguyên nước.

6. Dịch vụ xử lý nước thải của CCEP

Việc lựa chọn được một nhà thầu xử lý nước thải đảm bảo uy tín, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý là một điều vô cùng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì vận hành hệ thống xử lý nước thải sau này.
CCEP đưa ra một dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo:
  • Hàng tháng có bố trí cán bộ đến kiểm tra đánh giá hệ thống
  • Trong trường hợp cụ thể sẽ đề xuất chủ đầu tư bảo trì bảo dưỡng, thay thế các thiết bị nếu cần.
  • Kiểm tra nhanh các chỉ tiêu trong nước thải bằng các test kit.

Tìm hiểu về chúng tôi

  • Website: Công ty Môi trường CCEP
  • Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
  • Hotline: 091.789.6633
  • Email: ccep.vn@gmail.com
  • Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
  • VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

DMCA.com Protection Status