CCEP thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà chung cư để vận hành ổn định, đạt 100% Quy chuẩn xả thải. Hệ thống xử lý nước thải luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của Chủ đầu tư
Song song với việc phát triển ồ ạt các khu chung cư tại Hà Nội, vấn đề xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của tòa nhà là vấn đề cấp thiết và cần được quan tâm. Lượng người tập trung đông tại một nơi dẫn đến lưu lượng nước thải rất lớn. Nếu không được quan tâm đúng mức rất dễ gây ô nhiễm đến các nguồn nước mặt xung quanh. Lấy ví dụ cụ thể là hệ thống chung cư tại khu vực bán đảo Linh Đàm gây ô nhiễm hồ Linh Đàm.
Lợi ích của việc thiết kế hệ thống xử lý nước nước thải tòa nhà chung cư chuẩn chỉ ngay từ đầu:
- Đảm bảo xin cấp giấy phép môi trường được nhanh nhất, nên bạn có thể đưa hệ thống vào hoạt động mà không vướng mắc pháp lý
- Đảm bảo quá trình hoạt động của hệ thống ổn định, nên bạn có thể yên tâm về các thủ tục môi trường sau này nghĩa là bạn có thể góp phần bảo vệ môi trường sống cho tương lai
- Giảm thiểu chi phí cải tạo, nên bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền
1. Tổng quan về xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà chung cư
- Nước thải sinh hoạt của Tòa nhà phát sinh từ sinh hoạt hàng ngày của người dân. Ngoài ra còn có nước thải xuất phát từ các đơn vị hành chính, dịch vụ trong tòa nhà.
- Nước thải được thu gom về bởi hệ thống đường ống dẫn nước thải… Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư thường được đặt tại tầng hầm.
- Thành phần ô nhiễm trong nước thải chung cư thường là ổn định, chủ yếu là COD, BOD, SS, Nitơ, coliform….
XEM THÊM GIÁ CÁC MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT THEO CÔNG SUẤT!
Dưới đây là thông số đầu vào cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chung tại Việt nam. Được áp dụng cho thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại rất nhiều tòa nhà hoặc khu đô thị như: Ciputra- Hà Nội, Tây Hồ-Trúc Bạch, Khu đô thị mới Bắc Ninh và Hải Dương, Phú Mỹ Hưng…
>>> Xem thêm thiết bị Máy tách mỡ tự động để tránh tắc đường ống và ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải phía sau
Bảng 3.1. Đặc tính nước thải sinh hoạt chung cư
Nguồn: Xử lý nước thải (Quá trình sinh học và hóa học), ISBN 3-540-62702-2 Springer Verlag Berlin Heidelberg New York, 1997.
>> Xem thêm: Xử lý nước thải sinh hoạt các nhà máy xí nghiệp
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn thiết kế
Công nghệ xử lý sinh hoạt tòa nhà chung cư phải đảm bảo Quy chuẩn hiện hành và tính năng kỹ thuật như yêu cầu của chủ đầu tư. Nó cần được dựa trên các nguyên tắc sau đây:
- 1. Tuân theo yêu cầu điều kiện của thực tế về công suất, chất ô nhiễm, và xử lý các sự cố.
- 2. Sử dụng công nghệ phù hợp nhất, đã áp dụng thành công ở nhiều nơi.
- 3. Sử dụng các thiết bị hiện đại tiên tiến nhất, hoạt động ổn định, tuổi thọ cao trong mọi điều kiện thời tiết, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng trong bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải.
- 4. Áp dụng vận hành tự động hóa, ít tốn nhân công và hệ thống làm việc ổn định hiệu quả.
- 5. Dễ dàng vận hành, sử dụng ít thông số phải kiểm soát.
- 6. Tiết kiệm đất và chi phí đầu tư xây dựng cũng như vận hành.
- 7. Chất lượng nước sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn thải cho phép của Việt Nam theo yêu cầu của chủ đầu tư hiện đang là QCVN 14:2008/BTNMT.
>>> Xem thêm Các lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Thuyết minh quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà chung cư
Nước thải đi qua bể tách mỡ tự động và tự chảy trực tiếp vào bể tự hoại. Bể tự hoại được thiết kế theo công nghệ 3 ngăn.
Vai trò của bể tự hoại:
- Đầu tiên phải kể đến việc thải loại chất rắn
- Tiếp theo là lưu trữ bọt váng và bùn
- Xử lý về sinh học
Thông thường bể tự hoại có 3 ngăn. Bể tự hoại được thiết kế đảm bảo chứa đủ 3 quy trình chứa, lắng, lọc. Nước thải từ ngăn chứa sẽ chảy sang ngăn lắng.
Tại đây diễn ra các quá trình phân hủy yếm khí nhờ vi sinh vật yếm khí được tự sinh từ trong chất thải. Các chất hữu cơ khó phân hủy được phân cắt thành các chất hữu cơ dễ phân hủy hơn. Bể tự hoại tạo điều kiện cho các quá trình xử lý phía sau được dễ dàng hơn.
Sau khi qua bể tự hoại, nước thải được bơm sang bể điều hòa.
Tại bể điều hòa
Các nguồn thải được pha trộn với nhau nhằm điều hòa nồng độ và tính chất nước thải. Tại bể điều hòa có sự giao động của mực nước thải. Đây là nơi tiếp nhận và điều hòa lưu lượng. Nó giữ cho các quá trình phía sau được ổn định, không quá tải hệ thống bùn vi sinh.
Nước thải từ bể điều hòa được hệ thống bơm cấp (hoạt động luân phiên) đưa vào hệ thống bể thiếu khí. Tại bể thiếu khí bố trí bơm khuấy nhằm tạo pha thiếu khí giúp vi sinh vật thiếu khí hoạt động.
Quá trình xử lý chính
Nước thải tại bể thiếu khí tham gia quá trình Denitrat hóa, giúp chuyển hóa Nito trong nước thải thành dạng Nito trong không khí.
Sau khi qua bể thiếu khí, nước thải chảy tràn vào bể hiếu khí. Tại đây bố trí hệ thống giá thể vi sinh di động là môi trường bám dính của lớp màng vi sinh vật. Vi sinh vật hiếu khí sử dụng Oxy và các thành phần dinh dưỡng trong dòng nước thải để phát triển sinh khối.
Bể lắng
Tiếp theo hỗn hợp nước thải và bùn sinh ra được dẫn qua ngăn lắng để tách bùn sinh học. Tại bể lắng do tiết diện lắng lớn mà chiều cao lắng thấp do đó phần vát đáy thu bùn không đạt được góc phù hợp do đó bố trí thêm hệ thống gạt bùn và thu bùn đáy, để đảm bảo tuần hoàn và thu được toàn bộ lượng bùn sinh ra.
Nước thải sau xử lý được khử trùng và đạt tiêu chuẩn xả thải ra hệ thống thoát nước của thành phố. Trong suốt quá trình xử lý, bùn hoạt tính dư sẽ được phát sinh ra. Về cơ bản, bùn hoạt tính dư này không có mùi và không gây nguy hại tới sức khoẻ kỹ thuật viên vận hành và môi trường xung quanh. Trong trường hợp cụ thể ở đây, bùn dư sinh ra rất ít nên được xử lý bằng phương pháp phân hủy yếm khí diễn ra trong bể tự hoại.
Xử lý bùn thải
Bùn hoạt tính sinh ra từ bể AO-MBBR một phần được hồi lưu về ngăn thiếu khí trong bể AO-MBBR. Phần bùn dư sẽ được bơm thải vào bể CHỨA BÙN. Bùn trong bể chứa bùn sẽ được phân hủy nội bào và tiêu dần theo thời gian. Bùn vô cơ còn lại được lưu trữ sẽ đem thải bỏ. Nước trong bể chứa bùn thải được tách khỏi lớp bùn và chảy về bể gom để xử lý.
Tóm lại, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà được thiết kế để hoạt động tự động hoàn toàn với chi phí rẻ nhất. Chi phí bao gồm: chi phí nhân công vận hành, chi phí hóa chất khử trùng. Quá trình thu hút bùn vô cơ trong bể tự hoại, bể phân hủy bùn được định kỳ thực hiện 6 tháng đến 1 năm một lần. Có thể nhiều hơn tùy thuộc diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Lưu ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà chung cư
1. Phải tách dầu mỡ
Nước thải tòa nhà chung cư thường chứa nhiều dầu mỡ. Thành phần dầu mỡ làm tắc hệ thống đường ống thoát nước thải. Gây tốn kém trong quá trình vận hành. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tòa nhà.
Lượng mỡ trong dòng thải gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước thải, cụ thể là gây ức chế vi sinh vật, tạo màng bám trên các lớp giá thể --> ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong bể, có thể gây tách hệ thống đường ống, bầu bơm…
Việc triển khai lắp đặt thiết bị tách dầu mỡ tại các nguồn phát sinh dầu mỡ là hết sức cần thiết.
* Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng máy tách dầu mỡ tự động nhằm tự động vớt lượng dầu mỡ nổi ra khỏi dòng nước.
2. Hệ thống xử lý mùi hoặc thu gom mùi
Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư thường được đặt trong tầng hầm của tòa nhà. Do đó khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải phải chú ý hệ thống xử lý mùi hệ thống xử lý nước thải. Lượng khí thoát ra từ hệ thống xử lý thường gây khó chịu đến hoạt động của người dân trong tòa nhà.
Xem thêm Hệ thống xử lý mùi của hệ thống xử lý nước thải để tránh tình trạng hôi thối, dân cư sẽ phản đối.
3. Hệ thống thoát nước độc lập
Khi thiết kế xử lý nước thải tòa nhà chung cư thường phải chú ý nhất đến hệ thống thoát nước. Mục đích tránh tình trạng nước thải gây gập tầng hầm của tòa nhà. Do đó khuyến cáo quá trình bơm nước ra khỏi hệ thống xử lý nước thải phải độc lập với hệ thống hố pít thoát nước của tòa nhà.
Dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà chung cư của CCEP bao gồm các bước tiến hành sau:
1. Tổng hợp thông tin dự án bao gồm:
- Lưu lượng và đặc tính các nguồn thải: nhằm lựa chọn các thiết bị phù hợp
- Đánh giá tác động môi trường. Để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp nhất với ĐTM đã được phê duyệt
- Mặt bằng đặt hệ thống xử lý nước thải
- Mặt bằng cấp thoát nước
2. Lên báo giá và Khảo sát chi tiết để tiến hành vẽ bản vẽ thiết kế, sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải.
3. Điều chỉnh lại báo giá và phương án công nghệ
4. Thương thảo hợp đồng và ký hợp đồng trong trường hợp trúng thầu
5. Tiến hành triển khai bản vẽ chi tiết thiết kế thi công và đặt hàng các thiết bị.
6. Thi công lắp đặt tại công trường
7. Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà chung cư với chủ đầu tư
8. Bảo hành hệ thống.
>>> Liên hệ ngay Công ty Môi trường CCEP để được tư vấn giải đáp MIỄN PHÍ các thắc mắc cũng như quy trình thiết kế hệ thống
Tìm hiểu về chúng tôi
- Website: Công ty Môi trường CCEP
- Theo dõi chúng tôi trên Facebook: Công ty Môi trường CCEP
- Hotline: 091.789.6633
- Email: ccep.vn@gmail.com
- Xưởng sản xuất thiết bị: Xuân Trạch – Xuân Canh – Đông Anh – Hà Nội
- VPĐD: Nhà NV 6.1 Khu đô thị Viglacera Hữu Hưng – 272 Hữu Hưng – Nam Từ Liêm – Hà Nội
Bài viết liên quan